Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 45 - 46)

Nhờ dùng Hán văn ngơn, ngay từ khi mới hình thành nền văn học viết, chúng ta đã có những tác phẩm có giá trị vượt thời gian cịn mãi với người đọc như Quốc tộ

(Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận, Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Thái Tổ, Bài thơ thần Nam quốc sơn hà (chưa rõ tên tác giả), Dụ chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn,…; những bài từ, thơ, phú được gọi là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” như Vương Lang quy từ (Bài từ chàng Vương trở về) của Ngô Chân Lưu, Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều ngắm cảnh Thiên Trường) của Trần Nhân Tông, Ngọc tỉnh liên phú (Phú hoa sen trong giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi, Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu,…

học càng cao. Chữ Hán lúc này không đáp ứng được tất cả nhu cầu công việc quốc gia và nhất là sáng tác văn học. Hơn nữa, một quốc gia độc lập nhất thiết phải có chữ viết riêng. Nhu cầu bức thiết ấy đã thúc đẩy sự ra đời của chữ quốc ngữ (cũng còn gọi là

quốc âm) ở thời trung đại là chữ Nôm, thứ chữ chủ yếu ghi âm tiếng Việt bằng các yếu

tố chữ Hán văn ngôn kết hợp với phương thức biểu ý.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân

Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sơng Hồng. Vua sai Thun làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - Trung Quốc), cho đổi họ là Hàn Thuyên” [92, tr.48]. Sử sách cũng ghi nhận việc nhiều người đời Trần bắt chước Hàn Thuyên làm thơ phú quốc âm, gây thành phong trào làm thơ phú và viết văn bằng chữ Nôm. Từ đây, bên cạnh dịng văn học chữ Hán đã có từ thế kỷ X, văn học Việt Nam cịn có dịng văn học được viết bằng ngơn ngữ dân tộc. Đó là văn học chữ Nơm. Hai dịng văn học chữ Hán và chữ Nôm song song tồn tại tạo nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam – hiện tượng song ngữ.

Thế kỉ X – XIV là giai đoạn mở đầu của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Ở phạm vi cả nền văn học là sự xuất hiện văn học chữ Nôm bên cạnh văn học chữ Hán. Ở phạm vi cá nhân tác giả là sáng tác của Phật hồng Trần Nhân Tơng, Lí Đạo Tái (Huyền Quang), Mạc Đĩnh Chi. Các tác giả này, bên cạnh sáng tác bằng chữ Hán cịn có sáng tác chữ Nơm, như Trần Nhân Tông với Cư trần

lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Lí Đạo Tái với Hoa Yên tự phú. Nếu

không kể bài thơ Nôm tương truyền gắn với giai thoại Huyền Quang - Điểm Bích thì hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam khởi đầu với thể phú - thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc và thuộc thể loại văn học nghệ thuật. Đây cũng là thể loại mà ơng cha ta đã có những cố gắng trong việc Việt hóa mà Cư trần lạc đạo phú là một trường hợp tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w