Về cuộc đời, con người, Nguyễn Khuyến là một môn sinh xuất sắc của nhà
trường phong kiến, một nhà nho ưu tú về phẩm hạnh cũng như về học vấn nhưng ông cũng là nạn nhân của tư tưởng Nho giáo khi nó đã lâm vào tình trạng phá sản. Cuộc đời ông là một bi kịch – bi kịch giữa lí tưởng và hiện thực. Trong khi lí tưởng mà Nguyễn Khuyến đeo đuổi là lí tưởng trị nước an dân, trí quân, trạch dân, kinh bang tế thế của một nhà nho hành đạo, nhưng hiện thực đất nước lại không cho phép ơng có thể thi triển những lí tưởng ấy. Trong ơng ln diễn ra nỗi mặc cảm về sự bất lực, mặc cảm trước trách nhiệm đối với đất nước, dân tình của một trí thức chân chính, ln trăn trở về sự lỗi thời của vai trị mình đang sắm. Điều này có tác động tới việc lựa chọn sáng tác song ngữ của Nguyễn Khuyến.
Về tư tưởng, quan niệm văn chương nghệ thuật, Nguyễn Khuyến là một nhà
nho, một người được đào tạo bài bản trong nhà trường nho học và đỗ đạt cao. Vì thế, tư tưởng Nho giáo ăn sâu và bén rễ trong Nguyễn Khuyến. Do đó, thơ văn chữ Hán của Nguyễn Khuyến cho thấy một sự uyên thâm Hán học với nhiều điển tích, điển cố và thi liệu văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến lại có được phần lớn cuộc đời gắn bó với nơng thơn và người nơng dân nên ơng cũng có tư tưởng thân dân rất sâu sắc. Đó cũng là lí do, sáng tác của Tam nguyên Yên Đổ rất giàu lời ăn tiếng nói của người thơn q trong sáng tác bằng chữ Nơm.
3.2.5.2. Đóng góp của Nguyễn Khuyến đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Quế sơn thi tập có khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt , hoặc ông viết bằng chữ Nôm rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định bài nào dịch từ Hán sang Nơm và ngược lại, vì chúng đều rất điêu luyện.
Trong thành phần thơ Nơm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, thấm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ơng hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực sáng tác Hán và Nôm, Nguyễn Khuyến đều thành công.
Dưới đây là Bảng 3.5 thống kê số lượng tác phẩm theo thể loại của Nguyễn Khuyến cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Bảng 3.5.a. Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của NguyễnKhuyến Khuyến
STT THỂ LOẠI Tự dịch từ Hán sang Nơm và ngược lại SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NƠM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Thơ Đường luật 24 3,3 200 66,7 100 33,3
2 Văn tế 0 0 0 0 01 100
3 Hát nói 0 0 0 0 03 100
4 Câu đối 02 3,6 13 23,2 43 76,8
5 Phú 0 0 0 0 01 100
Nguyễn Khuyến là tác giả song ngữ tiêu biểu ở chặng đường kết thúc văn học trung đại Việt Nam. Ông cũng là tác giả kép lại hiện tượng sáng tác bằng song ngữ Hán – Nôm của nền văn học chịu ảnh hưởng của ý thức hệ giai cấp phong kiến và thi pháp văn học trung đại. Bởi cùng thời với Tam ngun n Đổ có Nguyễn Đình Chiểu ở trong Nam và Trần Tế Xương ở ngoài Bắc là những thi sĩ tiêu biểu của hai dòng chủ lưu của văn học thời đại ông: Khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp và khuynh hướng hiện thực, trào phúng. Hai tác giả này, một người có một sáng tác bằng chữ Hán (Nguyễn Đình Chiểu với bài Điếu Phan Thanh Giản) cịn người kia khơng để lại sáng tác nào bằng chữ Hán.
Đóng góp đầu tiên phải kể đến là số lượng tác phẩm của Nguyễn Khuyến với khoảng 200 bài thơ viết bằng chữ Hán và khoảng 100 bài thơ viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó cịn có khoảng 24 bài thơ được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và dịch ngược lại chưa thể phân biệt được vì nó cho thấy sự thuần thục đến điêu luyện của tài năng thơ Nguyễn Khuyến. Cùng với đó, Nguyễn Khuyến có một số lượng đáng kể các câu đối vừa Hán vừa Nôm và cả câu đối được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và dịch ngược lại ở một thể loại mà ông được đánh giá là “cự phách nhất” trong văn học trung đại Việt Nam.
Thứ hai, theo Xuân Diệu trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam thì “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu
ẩm” [36, tr.174]. Đó cũng là một trong những đóng góp quan trọng của Tam nguyên
Yên Đổ đối với hiện tượng song ngữ. Trong chùm ba bài thơ thu này, Nguyễn Khuyến đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc viết nên ba bức tranh mùa thu tuyệt đẹp vừa mang đặc trưng chung của mùa thu trong thi ca trung đại nói chung nhưng cũng rất chân thực, sinh động, rất Việt Nam. Dưới đây là bảng phân tích yếu tố Hán và Nơm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.