STT THỂ LOẠI SỐ LƯỢNGKHẢO SÁT
SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NÔM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Biểu 5 5 100 0 0 2 Cáo 1 1 100 0 0 3 Chiếu 12 12 100 0 0 4 Hịch 12 5 41,7 7 58,3 5 Thư 63 62 98,4 01 1,6 6 Văn tế 11 02 18,2 09 81,8 7 Kệ 28 15 53,6 13 46,4
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các thể loại văn học chức năng đều được viết bằng chữ Hán như: biểu, cáo, chiếu, thư (xem Phụ lục 2, 3 và 4). Trong số này, đáng chú ý nhất là thể cáo chỉ xuất hiện duy nhất một tác phẩm đó là Bình Ngơ đại
cáo của Nguyễn Trãi. Điều này có nghĩa là quy phạm về thể loại cáo khơng cho phép
nó lần thứ hai xuất hiện như là một bản tuyên ngơn độc lập của lịch sử dân tộc vì điều kiện lịch sử xã hội khơng cho phép.
Thể loại biểu được viết hồn toàn bằng chữ Hán. Biểu là thể loại thần tử làm để dâng lên các bậc vua chúa cho nên phải trang trọng, cung kính. Chữ Nơm khơng thích hợp trong việc này vì tính chất bình dị, thơng tục của nó. Trong khi đó, thư là một thể loại dễ dùng vì có thể diễn tả những cảm xúc khác nhau với những đối tượng khác nhau. Nhưng trong khảo sát 63 bức thư thì 62 bức trong đó nằm trong tập Qn trung từ mệnh tập – một tập văn chính luận của Nguyễn Trãi. Những bức thư trong
tập này là thư từ Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết gửi cho tướng tá, ngụy quan, ngụy qn nhà Minh do đó khơng thể viết chữ Nơm vì người Trung Quốc khơng biết chữ ta hoặc vì tính chất quan trọng thực hiện những nhiệm vụ qn sự, chính trị khác. Chỉ có một bức thư viết bằng chữ Nơm của Nguyễn Đình Chiểu là Ký bào đệ thơ được viết trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX khi văn học chữ Nôm đang thắng thế và bức thư lại gửi cho một người thân trong gia đình.
Thể loại hịch ghi nhận sự tồn tại các tác phẩm viết bằng chữ Hán ở giai đoạn đầu như Thảo Ma Sa động hịch của Lý Càn Đức, Phạt Tống lộ bố văn của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn. Về sau, có thêm Xuất sư hịch của Ngơ Thì Nhậm và Hịch bình Tây sát tả của Trần Tấn và Đặng Như Mai. Trong giai đoạn cuối của văn học Việt Nam trung đại, hịch chủ yếu được viết bằng chữ Nôm như Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột,… (xem phụ lục 2)
Thể loại kệ chủ yếu được viết bằng chữ Hán ở giai đoạn đầu nhất là trong giai đoạn cực thịnh của Phật giáo Đại Việt (khoảng từ thế kỉ X – XI). Tuy nhiên, từ nửa cuối thế kỉ XVI trở về sau đã xuất hiện thêm nhiều bài kệ viết bằng chữ Nôm của Trần Thị Ngọc Am được ghi chép lại trong Chuyết Chuyết thiền sư ngữ lục.
Văn tế cũng là một thể loại văn học chức năng được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Tuy nhiên, số tác phẩm văn tế viết bằng chữ Nôm vượt trội hơn hẳn so với tác phẩm viết bằng chữ Hán (xem phụ lục 2).
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu cho rằng: “Văn tế là bài văn đọc lúc tế người chết (cũng có khi để tế sống) để kể tính nết, cơng đức của người ấy và bày tỏ tấm lịng kính trọng và thương tiếc của mình” [63, tr.131].
Như vậy, có thể thấy rằng, trong văn học trung đại Việt Nam, thể loại văn học chức năng chủ yếu sử dụng chữ Hán. Về nội dung, văn học viết bằng chữ Hán thướng
hướng về những nội dung cao cả, những vấn đề trọng đại, mang tính chất tao nhã, trang trọng. Về hình thức nghệ thuật đáng chú ý là sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt nghiêng về cổ kính, trang trọng.
4.1.2.2. Hiện tượng sáng tác bằng chữ Hán ở các thể loại
văn học nghệ thuật
Thể loại văn xuôi tự sự
Các thể loại văn xuôi tự sự bằng chữ Hán trong văn học Việt Nam thời trung đại ra đời từ khá sớm, ngay từ những thời kỳ đầu khi mới giành được độc lập, khi việc sử dụng chữ Nơm vào sáng tác văn học cịn chưa bắt đầu. Các tác phẩm thuộc loại hình tự sự bằng văn xi chủ yếu viết bằng chữ Hán.
Trong nhóm này, thể loại truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán khá phát triển. Những tác phẩm được biết đến nhiều nhất ở thể loại này là Thánh Tông di thảo (tương truyền là của Lê Thánh Tông?), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền
kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đều được viết bằng chữ Hán.
Trong khi Tân biên truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi là tác phẩm truyền kỳ duy nhất viết bằng chữ Nôm. Cần lưu ý Tân biên truyền kỳ mạn lục không phải là một sáng tác văn học mà là một cuốn “giải âm” kiểu như phiên dịch là chủ yếu. Dù sao tác phẩm cũng cho thấy khả năng dùng chữ Nôm để chuyển dịch một tác phẩm văn xi tự sự. Các tác phẩm thuộc loại hình tự sự bằng văn xuôi cũng chủ yếu xuất hiện nhiều trong khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVII
Đến thế kỷ XVIII, bên cạnh loại hình văn xi tự sự chữ Hán là loại hình tự sự văn vần viết bằng chữ Nơm với sự phát triển của thể loại truyện thơ.
Trong khi đó, các thể loại trữ tình nghệ thuật như thơ và phú, nhất là thơ có số lượng rất lớn. Và đáng chú ý ở hai thể loại này lại tồn tại song ngữ Hán – Nôm trong việc sáng tác, tạo thành một hiện tượng rất độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam.
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát và thống kê sống lượng tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ở các thể loại văn xi tự sự và trữ tình
STT THỂ LOẠI SỐ LƯỢNG KHẢO SÁT SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NƠM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Truyện truyền kỳ 06 05 83,3 01 16,7 2 Ký sự, tùy bút 08 08 100 0 0
3 Tiểu thuyết chương hồi 06 06 100 0 0
4 Phú 32 23 71,9 09 28,1
Kết quả khảo sát cho thấy các thể loại văn xuôi tự sự tiếp thu từ Trung Quốc chủ yếu được viết bằng chữ Hán ngoại trừ tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm. Điều này cho thấy, việc sử dụng chữ Nôm trong một văn bản đồ sộ đến 17 hồi như Hồng Lê nhất thống chí là rất khó khăn bởi cha ơng ta dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt (chữ Nơm) bằng cách phức tạp hóa chữ Hán. Đây chính là một điểm hạn chế không nhỏ của việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác các tác phẩm dài hơi (xem các phụ lục 5, 6, 7).
Các thể loại trữ tình nghệ thuật
Trong khi đó, các thể loại trữ tình trong văn học nghệ thuật như thơ, phú tồn tại song song các tác phẩm văn học chữ Hán và sáng tác chữ Nơm. Ở thể loại phú, có đến 09 bài phú Nôm trong tổng số bài khảo sát chiếm khoảng 28,1%. Số bài phú viết bằng chữ Hán có thể nhiều hơn con số 23 bài và tỉ lệ khoảng trên 71, 9%. Trong khi đó, ở thể loại thơ, con số này là rất lớn vì Việt Nam vốn được mệnh danh là “thi quốc”.
Có thể đi lí giải việc sáng tác bằng chữ Hán là chủ yếu ở các thể loại văn xi tự sự chứ khơng phải chữ Nơm là vì chữ Nơm về cơ bản là loại hình ghi âm kết hợp với phương thức biểu ý tiếng Việt bằng chữ Hán (đọc theo âm Hán – Đường) và bộ chữ Hán. Lối ghi âm này không thật chuẩn xác bởi hệ thống âm vị tiếng Hán khơng hồn toàn trùng với hệ thống âm vị tiếng Việt. Một chữ Nơm có thể đọc được nhiều âm khác nhau và ngược lại, một âm tiếng Việt có thể ghi bằng nhiều chữ Nơm khác nhau. Bởi vậy, chữ Nơm khó phát huy tác dụng trong lĩnh vực văn xuôi. Hơn thế nữa, văn xuôi thời trung đại khơng có dấu ngắt câu kể cả viết bằng chữ Hán hay chữ Nơm đi chăng nữa.
Trong khi đó, các thể loại trữ tình nghệ thuật như thơ, phú nhờ những quy định chặt chẽ về cấu trúc của từng thể trên ba bình diện: số lượng âm tiết trên một câu, niêm và vần, thanh và điệu nên người đọc dễ định hướng trong cách ngắt câu, trong cách tìm âm đọc. Do đó, chữ Nơm phát huy được hiệu quả ở các thể loại này. Đặc biệt là thể loại thơ Đường luật và phú. Dưới đây, chúng tơi trình bày về hiện tượng song ngữ ở thể loại phú còn ở thơ Đường luật sẽ nghiên cứu riêng trong một mục khác.
Theo Trần Đình Sử: “Tính chất chung của phú là ca ngợi. Thể loại phú trong văn học Việt Nam cũng thế. Có hai loại phú – phú phúng gián và tỏ chí. Phú phúng gián là thể loại viết cho vua, ngợi ca cuộc sống vương giả, để ngụ ý khen chê kín đáo” [132, 267].
Bài phú đầu tiên trong văn học Việt Nam thời trung đại là Ngọc tỉnh liên
phú (Phú bơng sen trong giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi, hình thức cổ kính, thuộc
1304, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu khoa thi Hội, nhưng khi vào yết kiến, vua Trần Anh Tông thấy ơng dung mạo xấu xí khơng muốn lấy đỗ trạng nguyên. Mạc Đĩnh Chi làm bài Ngọc tỉnh liên phú, gửi gắm chí mình dâng lên vua Trần. Vua xem rồi khen hay và để ông đứng đầu bảng như cũ. Từ đó ơng được tin dùng.
Anh cũng là người quân tử ưa hoa sen đó chăng? Ta có giống hoa lạ trong ống áo này.
Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy. Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tày.
Giậu Đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Qn lan khó sánh thay! Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa đây.
(Ngọc tỉnh liên phú – Mạc Đĩnh Chi, bản dịch) Dùng hình tượng bơng sen q, Mạc Đĩnh Chi cố ý đề cao người có phẩm chất trác việt, khí tiết cương trực, khơng quỵ luỵ cầu danh lợi tầm thường. Người đọc nhận ra sự quý giá của bông sen, cũng là cảm nhận được phẩm chất cao khiết của tác giả.
Các bài phú chữ Hán đời Trần, nói chung làm theo Hán phú: ngợi ca danh thắng, võ công, ngầm ý khuyên vua. Cảm hứng ngợi ca sự nghiệp thống nhất của đất nước rất rõ. Trảm xà kiếm phú (Phú kiếm chém rắn) của Sử Hy Nhan được coi như một hiện tượng văn học đặc sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Nội dung bài phú chia làm hai phần. Phần đầu, tác giả ca ngợi vẻ đẹp, tác dụng của thanh kiếm đối với việc tạo lập cơ nghiệp nhà Hán. Phần sau, mượn lời nhân vật khác bàn về thái bình và chiến tranh, tác giả ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị của triều Trần. Cho dù ca ngợi của Sử Hy Nhan có hơi quá, song bài phú đã thể hiện một cách sâu sắc và mới mẻ lịng u nước gắn với lịng u hồ bình, chuộng chính nghĩa của tác giả:
Ơi, thánh triều ta, sung thượng văn học Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị Nếu có kiếm ni, dung đến làm chi.
(Trảm xà kiếm phú – Sử Hy Nhan, bản dịch) Với Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng), Trương Hán Siêu đã thể hiện rất rõ hai đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thể loại phú đó là: phơ bày, tả vật, nói chí và phơ trương văn vẻ. Về nội dung, tráng chí bốn phương được vẫy vùng thỏa mãn với các địa danh ở Trung Quốc cũng như những danh thắng và di tích lịch sử của đất Việt. Bài phú cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc về chiến công thời đại và rút ra những giá trị triết lí sâu sắc: triết lí về đạo đức và lịng nhân trong việc trị nước:
Giặc tan mn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
(Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, bản dịch)
Thiên thu giám phú (Phú về gương soi ngàn năm) của Phạm Mại lại lấy gương
nhà Đường mà nhắc vua:
Ấy xưa đế đình, Có chàng Cửu Linh. Ấp ôm trung nghĩa, Ngậm nhả tinh anh.
Thấu suốt lẽ đời trị loạn; cảm thơng tính sự hiền lành, Bèn soạn chép chuyện hung phế; nêu gương nọ thật rành rành.
(Thiên thu giám phú – Phạm Mại, bản dịch)
Bài phú kể về chuyện Trương Cửu Linh, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường Huyền Tông, đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức tể tướng dâng lên nhà vua mười chương sách ghi chép những việc có tính chất răn giới để khuyên can vua, gọi là
Thiên thu kim giám lục.
Nhiều bài phú đời Trần còn lấy sử sách Trung Quốc làm đề tài như Quan Chu
nhạc phú (Phú xem nhạc nhà Chu) của Nguyễn Nhữ Bật, Bàn Khê điếu hoàng phú
(Phú câu ngọc huỳnh ở Bàn Khê) của Trần Công Cẩn, Thang bàn phú (Phú cái chậu của vua Thang, chưa rõ tác giả),…
Bên cạnh những bài phú viết về các vị vua, trong văn học Việt Nam thời trung đại cũng có một số lượng khơng nhỏ các bài phú do vua ra đề để quần thần làm như chùm
Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá) của Nguyễn Phi Khanh và Đồn Xn Lơi, các bài Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn,
Trình Tuấn Du. Đáng chú ý là các bài phú ca ngợi võ công của dân tộc như Bạch Đằng
giang phú (phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu, Xương Giang phú (Phú thành
Xương Giang) của Lý Tử Tấn Thiên Hưng trấn phú (Phú trấn Thiên Hưng) của Nguyễn Bá Thông, …
Nội dung triết lý nghị luận trong thể phú thường ngắn gọn và nằm ở đoạn cuối của bài; nhưng cũng đơi khi được phân bố trong tồn bài.
Giọng triết luận luôn thống nhất với phong cách thể phú. Phú thường miêu tả, tự sự với khoa trương phóng đại. Các nhà làm phú đã học được phép khoa trương theo lối ngợi ca, tán tụng suy tôn. Khoa trương ở phú là thậm xưng và ví von với những gì tuyệt đối. Ngun tắc “khơng có gì bằng và lối so sánh chồng chất tầng tầng lớp lớp giữ vai trò quyết định” [132, 271].
Giọng triết luận của thể loại phú biểu hiện ở hình thức vấn đáp văn xuôi thời Tiên Tần nhất là trong thời Chiến Quốc, thời đại mà các nhà du thuyết thể hiện tài năng thuyết khách của mình. Tuyến trần thuật được chuyển từ một nhân vật sang nhiều nhân vật tạo thành hình thức đối thoại. Chẳng hạn như trong bài Bạch Đằng giang phú (Phú
sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu:
Giang biên phụ lão, Vị ngã hà cầu. Hoặc phù lê trượng, Hoặc trạo cô châu. Ấp dư nhi ngôn viết:
“Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, Dữ tích thời Ngơ thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã”.
(Bên sông bô lão hỏi, Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước, Có người thuyền nhẹ bơi sau. Vái ta mà thưa rằng:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo”.)
(Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu) Vì thế, giọng triết luận của phú chữ Hán có đặc điểm bàn cao luận rộng (“cao đàm khoát luận”) và là một đặc trưng của thi pháp thể loại phú nói chung và thể loại
phú trong văn học Việt Nam thời trung đại nói riêng.
Trong khi đó, các bài phú Nôm lại thường mang giọng điệu tự thuật, tự trào. Nhất là tiếng cười tự trào đã in vào lịch sử văn học dân tộc một ấn tượng nổi bật ở thể phú Nôm với những tác phẩm phú Nôm tiêu biểu như Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ), Tài tử đa cùng phú (Cao Bá Quát),
Phú thầy đồ và Phú hỏng thi khoa Canh Tý (Trần Tế Xương). Lấy ra một vài câu trong Hàn nho phong vị phú chẳng hạn là có thể thấy ngay sự hài hước tràn trên câu chữ:
Bốn vách tường mo; Ba gian nhà cỏ.
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao;
Trước cửa nhện giăng màn gió. Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng; Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối giũi quanh co; Góc tường đất, giun đùn lố nhố.
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô; Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà,
(Nguyễn Công Trứ) Giọng điệu tự thuật được thể hiện ở một bài phú rất độc đáo của Phật hồng Trần Nhân Tơng – Cư trần lạc đạo phú. Bài phú này đã vượt ra khỏi những quy phạm