Đặc điểm chung và riêng của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đạ

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 53 - 57)

2.4. HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

2.4.3. Đặc điểm chung và riêng của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đạ

trung đại các nước khu vực văn hóa chữ Hán

Các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán đều có hiện tượng song tồn hai thành phần văn học: thành phần viết bằng Hán văn và thành phần viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Ở Việt Nam là văn học học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm, ở Korea là văn học chữ Hán và văn học viết bằng chữ Ydu và chữ Hàn (Hangul), trong văn học Nhật Bản là chữ Hán và chữ Kana.

Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại của Việt Nam, Korea và Nhật Bản là song ngữ bất bình đẳng. Ở Việt Nam, khi viết về những đề tài cao cả, tao nhã người ta thường dùng chữ Hán còn khi viết về những đề tài bình dị, đời thường thường dùng chữ Nơm. Trong khi đó ở Korea, song ngữ trong văn học trung đại Korea cũng là song ngữ bất bình đẳng. Chữ Hán là văn tự chính thức cịn chữ Hàn là Am - gưl (chữ phụ), chữ Hán là “chân thư” còn chữ Hàn là “ngạn văn” (chữ viết trong dân gian). “Chữ Hàn được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết, ca từ, thư từ, nhật ký, tức những thứ được coi là giá trị thấp và khơng chính thức. Ở văn học Nhật Bản, chữ Kana lại để dành riêng cho phụ nữ, đặc biệt là nữ sĩ cung đình. Trong khi đó, trí

thức nam giới thường dùng chữ Hán để sáng tác.

Về chủ thể sáng tạo, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam ghi nhận nhiều tác giả vừa sáng tác bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) vừa sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tơng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến. Thậm chí có người sáng tác bằng chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, như Đinh Nhật Thận với Thu dạ lữ hoài

ngâm, Nguyễn Khuyến với hơn chục bài thơ kiểu như vậy. Từ đó, có thể thấy, hiện

tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là song ngữ song hành đến ngôn ngữ liên văn bản. Trong khi đó, ở văn học Korea và Nhật Bản thời trung đại hiện tượng này khơng nổi bật vì chữ Y du ở Korea và chữ Kana ở Nhật Bản lại là chữ viết dành riêng cho các nữ sĩ

Về thể loại, văn học trung đại Việt Nam có sự tiếp thu các thể loại văn học chức năng từ Trung Quốc rất mạnh mẽ hơn hẳn Korea và Nhật Bản. Hiện tượng song ngữ ở các thể loại văn học tiếp thu cũng xuất hiện, nhiều khi sáng tác chữ Nơm cịn nhiều hơn sáng tác chữ Hán ở các thể loại tiếp thu như hịch và văn tế. Văn học chức năng Nhật Bản có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán như Cổ sự ký (Kojiki),

Nhật Bản thư kỷ (Nihonshogi), Đại kính (Okagami) của Nhật Bản. Văn học Korea có Tam quốc sử ký, Tam quốc di sử đều viết bằng chữ Hán.

Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Hán ngoại trừ Tân

biên truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi. Trong khi đó, văn xi tự sự viết bằng

chữ kana rất phát triển. Từ thế kỷ X đã xuất hiện Truyện Genji monogatari, một loại

văn xi nghệ thuật hồn chỉnh, thậm chí có ý kiến cịn coi nó là tiểu thuyết tâm lý trường thiên sớm nhất thế giới. Thể loại “monogatari” (truyện kể) vừa có những sáng tác bằng chữ Kana của nữ sĩ cung đình vừa có sáng tác bằng chữ Hán của tầng lớp Samurai. Còn văn học Korea, người ta vẫn coi Hồng Cát Đồng truyện (Hong Kil- tong chon) của Hứa Quân/ Huh Gyun (1569-1618) là tiểu thuyết đầu tiên bằng tiếng Hàn trước đó chỉ có văn xi tự sự bằng chữ Hán.

Trên phương diện ngôn ngữ, các yếu tố Hán về ngôn ngữ như chữ Hán, điển cố và thi liệu Hán học xuất hiện với tần suất đậm đặc trong văn học trung đại Việt Nam hơn là văn học trung đại Nhật Bản và Korea. Trong khi đó, yếu tố dân tộc về ngôn ngữ như khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong văn học mỗi nước đều có những đặc sắc rất riêng.

TIỂU KẾT

những cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng, thẩm mĩ, văn học và ngôn ngữ học nhất định. Trước hết là sự ra đời chính thức của nền văn học viết vào khoảng thế kỷ X sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Vì chưa có chữ viết riêng hồn chỉnh và thống nhất nên cha ông ta phải mượn chữ Hán trong hành chính và trong sáng tác văn học. Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời muộn hơn văn học viết bằng chữ Hán khoảng hai thế kỷ nhưng đã nhanh chóng bắt rễ sâu trong đời sống văn học và nhanh chóng phát triển ngang hàng với văn học chữ Hán. Từ thế kỷ XV trở đi, hai thành phần văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán và ngôn ngữ bản địa là chữ Nôm song song tồn tại, tạo thành hiện tượng song ngữ rất độc đáo và tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.

Trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, hiện tượng song ngữ vừa mang tính chất đa thành phần, vừa mang tính chất bất bình đẳng. Tính chất đa thành phần cho thấy sự đa dạng và phong phú của nền văn học với văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm cũng như mối quan hệ ảnh hưởng giữa hai chiều Hán Nơm và ngược lại. Trong khi đó, tính chất bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ trong văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX lại cho thấy một quan niệm văn chương của người trung đại khi chỉ coi văn chương chữ Hán là văn chương đích thực, văn chương chính thống cao cả. Cịn thơ văn viết bằng chữ Nôm lại không được coi trọng, văn chương thơng tục, đời thường thậm chí đã có lúc bị triều đình phong kiến cấm đốn ở một thể loại. Nhưng vượt lên trên tất cả, văn học chữ Nôm vẫn phát triển không ngừng bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán và đạt được những thành tựu rực rỡ vào những giai đoạn sau, đánh dấu sự ưu thắng của văn học dân tộc viết bằng chữ Nơm.

Q trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam có lẽ chỉ nên tính từ thời điểm việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học được sử sách chép lại là vào năm 1282 khi Nguyễn Thuyên làm văn tế Nôm đuổi cá sấu và mở ra một trào lưu sáng tác văn học bằng chữ Nơm thời bấy giờ. Trước đó, văn học nước ta chỉ sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán. Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu có bước nhảy vọt từ thế kỷ XV với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và sau đó là Hồng

Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Đến thế kỷ XVI, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện nhưng văn học chữ Nơm có phần chững

lại, dù trong thế kỉ XVII thơ Nôm Trịnh phủ khá dồi dào về số lượng. Trong khi đó, giai đoạn này văn học chữ Hán vẫn rất phát triển. Từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học chữ Nôm với sự ra đời của các thể loại thuần dân tộc như truyện thơ, ngâm khúc và hát nói. Văn học chữ Nơm đã chiếm

ưu thế so với văn học chữ Hán.

Hiện tượng song ngữ là một hiện tượng vừa mang tính độc đáo, đặc thù nhưng cũng vừa mang tính phổ qt. Khơng chỉ văn học Việt Nam thời trung đại tồn tại hiện tượng song ngữ mà hiện tượng này cũng xuất hiện trong văn học các nước phương Tây thời trung đại như Anh, Pháp, Ý, Đức,…. Văn học các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán như Korea và Nhật Bản cũng tồn tại việc sáng tác văn học bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) bên cạnh sáng tác bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này cho thấy rằng, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam cũng tương đồng trong bối cảnh văn học khu vực và văn học thế giới.

Chương 3: LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w