Tiền đề văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 36 - 39)

2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞN G VĂN HOÁ VĂN HỌC CỦA HIỆN

2.1.2. Tiền đề văn hóa, tư tưởng

Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam hình thành trong sự tồn tại đan xen của văn hoá dân tộc và văn hoá Nho giáo

Quan điểm “văn dĩ tải đạo” (văn là để chở đạo), “thi dĩ ngơn chí” (thơ là dùng để nói chí) vốn là những quan điểm về văn chương của Nho giáo. Trong quá trình truyền bá và ảnh hưởng vào đời sống chính trị xã hội nước ta, Nho giáo đã được dân tộc hóa nhiều và những quan điểm về văn chương của Nho giáo cũng vì thế mà bị khúc xạ, hấp thụ những nội dung dân tộc. Quan điểm văn là để chở đạo trong văn học trung đại Việt Nam khơng vì thế mà chỉ mang những tư tưởng kinh điển của Khổng Mạnh nói chung nữa, thêm vào đó, “đạo” cịn là những vấn đề mang tính chất trọng đại của quốc gia, của dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời, những tác phẩm được biết đến đầu tiên của văn học viết đã khẳng định quốc gia dân tộc. Văn học đã cổ vũ sự nghiệp chống ngoại xâm, xây dựng đất nước Việt. Văn học cũng khẳng định và đề cao ý thức dân tộc. Những tác phẩm như Quốc tộ (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận, Thiên đô

chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn, Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của

Trần Quốc Tuấn, Bình Ngơ đại cáo và văn chương từ lệnh của Nguyễn Trãi đã phản ánh ý thức về quốc gia, về dân tộc của nhân dân Việt, đạo lí của dân tộc Việt.

Tuy nhiên, quan điểm chính thống của nhà nước phong kiến lại cho rằng “đạo” là phải phù hợp với kinh điển của Nho gia. “Văn là để chở đạo” cho nên những gì khơng chở đạo, tức khơng phù hợp với quan điểm văn chương của Nho giáo và do đó khơng được coi là văn chương đích thực. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống này chỉ coi những sáng tác văn chương viết về những vấn đề lớn của quốc gia, thơ văn chở đạo, nói chí mới là những sáng tác văn chương đích thực. Cịn những áng thơ văn, tiểu thuyết viết về số phận những con người bình thường, những chuyện đời thường trong cuộc sống bị coi là “phi kinh”, “dị đoan” không được coi là chở đạo và đương nhiên khơng được coi là những sáng tác văn chương đích thực.

Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ viết rằng: “Có người đem truyện Nơm và những trị thanh sắc, cờ bạc, rủ rê chơi bời thì ta bịt tai lại khơng muốn nghe. Ta đã học liệp thiệp được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không hiểu hết được, câu ca bản đàn thoảng qua ngoài tai rồi lại lờ mờ khơng hiểu gì cả” (dẫn theo Đinh Gia Khánh [85, tr. 27]). Phạm Đình Hổ coi thường truyện Nơm cũng như những thú rượu chè, cờ bạc. Quan điểm của Nho giáo chính thống đã ăn sâu, bén rễ trong tư tưởng của Phạm Đình Hổ nói riêng và tầng lớp trí thức Nho giáo nói chung. Quan điểm ấy cũng vượt ra khỏi phạm vi của giới trí thức Nho giáo thâm nhập cả vào đời sống của tầng lớp bình dân. Vì thế mà, đương thời, người ta truyền nhau câu ca dao: “Làm trai chớ kể Phan Trần/ Làm gái chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Truyện Nơm khuyết danh bình dân Phan Trần và Truyện Kiều của Nguyễn Du là những truyện mà nội dung có khi đi ngược lại với lễ giáo phong kiến. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống “phi kinh”, “dị đoan” là hai cái mũ được chụp xuống hai tác phẩm này hẳn cũng khơng có gì lấy làm lạ. Và như thế thì dù có là đỉnh cao của thể loại, dù có là “tập đại thành của thi ca Việt Nam”, là “quốc hồn quốc túy” như các nhà nghiên cứu sau này nhận định đi chăng nữa thì lúc bấy giờ, Truyện Kiều cũng không được coi là một tác phẩm văn chương đích thực. Người ta cịn truyền nhau câu nói của vua Tự Đức lúc sinh thời là: “Mê gì, mê đánh tổ tơm/Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều”. Ngay cả với một thiên tài cỡ Nguyễn Du với đứa con tinh thần Truyện Kiều của mình, Đại thi hào dân tộc cũng chỉ dám nói “Lời q chắp nhặt dơng dài/Mua vui cũng đủ một vài trống canh”. Tự Đức và cả Nguyễn Du đều không coi Truyện Kiều là văn chương đích thực vì văn chương đích thực là phải chở đạo, chở những kinh điển cao quý của Nho gia. Mà theo quan điểm chính thống của Nho gia “nơm na là cha mách qué” thì làm sao văn chương viết bằng chữ Nơm có thể chở đạo được. Do đó, khi đề cập đến những vấn đề trang

nghiêm, trọng đại tất phải dùng chữ Hán. Cịn khi giải trí, mua vui thì sáng tác bằng chữ Nơm.

Từ những quan niệm, quan điểm ấy của văn hóa dân tộc và văn hóa Nho giáo ta thấy văn học trung đại Việt Nam tồn tại hai thành phần văn học song song với nhau. Thành phần văn học viết bằng chữ Hán thiên về những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc, những nội dung về chở đạo, nói chí. Cùng với đó là thành phần văn học viết bằng chữ Nơm sáng tác chủ yếu để mua vui, giải trí với những nội dung bình thường, thơng tục về con người, về cuộc sống hàng ngày.

Về quan điểm thẩm mĩ, người trung đại thường quan niệm cái đẹp thiên về

cái tao nhã, cao cả. Từ quan niệm không gian cao – thấp; xã hội đẳng cấp, có quý có tiện, có sang có hèn cho nên văn chương cũng hướng tới cao cả, tao nhã. Quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí” thể hiện rất rõ điều đó. Cùng với đó là quan niệm cái đẹp là của thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn cho cái đẹp. Bởi thế cho nên trong văn học trung đại luôn đầy ắp “phong, hoa, tuyết, nguyệt”, “sơn thủy hữu tình”.

Văn chương trung đại rất chú ý đến sự hài hòa. Từ quan niệm cái riêng trong cái chung, khơng coi trọng cá tính, hướng tới sự hài hòa, người trung đại cũng hướng tới những đối xứng, song hành trong nghệ thuật để hướng tới cái đẹp. Nghệ thuật đối, sóng đơi, hay nghệ thuật tứ bình là tiêu biểu cho quan niệm đó.

Nhìn chung, những quan điểm, quan niệm thẩm mĩ thời trung đại ảnh hưởng văn hóa Hán và có tác động nhiều đến thành phần văn chương viết bằng chữ Hán hơn thành phần vặn học viết bằng tiếng Việt – chữ Nôm. Những giai đoạn cuối của văn học trung đại khi văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc chiếm ưu thế, ngôn ngữ văn học tiến gần hơn với ngôn ngữ đời sống những quan niệm thẩm mĩ này không chi phối quá nhiều đến sáng tác văn học như trước nữa.

Về quan niệm văn học, trong khi quan điểm chính thống cho rằng văn chương

viết về những vấn đề lớn lao, trang nghiêm, trọng đại và phải viết bằng chữ Hán mới là văn chương đích thực, nhưng thực tế văn học thì khơng chịu theo khn khổ quan niệm ấy. Văn học sáng tác bằng chữ Nôm của những tác giả lớn từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Đình Chiểu khi đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, đến đời sống nhân dân, đến đạo lí làm người nhiều khi đã vượt ra ngồi đạo lí của Nho giáo nhất là khi giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng chính thống của nó là Nho giáo suy tàn, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Văn học sáng tác bằng chữ Nôm không chỉ là sản phẩm của trị tiêu khiển, đùa trăng cợt gió, đối chén họa vần nữa mà cịn phản ánh cuộc sống để tham gia phấn đấu cho sự phát triển của các tầng lớp nhân dân, theo đạo lí dân tộc, như vậy thì văn học Nôm đã

thực sự chở đạo.

Văn học chữ Nôm vì sử dụng ngơn ngữ dân tộc, cho nên có thể miêu tả một cách linh hoạt và cụ thể hơn văn học viết bằng chữ Hán khi thể hiện những nét phong phú, mĩ lệ của thiên nhiên nước Việt. Văn học chữ Nơm có thể biểu lộ một cách sâu sắc và tế nhị hơn những khía cạnh độc đáo trong tâm hồn người Việt. Điều này làm cho văn học Nôm có tính dân tộc đậm đà hơn văn học viết bằng một ngơn ngữ vay mượn – chữ Hán. Tính dân tộc này lại càng sắc nét vì văn học Nơm khơng bị ràng buộc quá khắt khe với học thuật điển phạm như là văn học chữ Hán. Càng ít bị ràng buộc với học thuật, thì văn học càng xa với giáo điều của Nho giáo. Cho nên nếu như văn học Nơm vẫn “chở đạo” thì đạo ở đây có khi đã xa với giáo điều của Nho giáo hơn so với văn học viết bằng chữ Hán. Do đó nội dung (tức là đạo) trong văn học Nơm nói chung lại có điều kiện gắn bó hơn với thực tiễn đời sống của nhân dân, của dân tộc, của đất nước. Đó là chỗ khác nhau giữa thơ và phú chữ Nôm với thơ và phú chữ Hán. Đó đặc biệt lại là chỗ khác nhau giữa thể tự sự trong văn học chữ Nôm và thể tự sự trong văn học chữ Hán. Thể tự sự trong văn học chữ Nôm tức là truyện thơ phát triển rất mạnh từ thế kỷ XVIII trở đi và tuy vẫn nói đến lễ giáo, trung hiếu, tiết nghĩa, cương thường nhưng đồng thời lại đề cập đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống của dân tộc, của nhân dân và lí giải những vấn đề ấy gần với quan điểm của nhân dân.

Quan điểm thẩm mĩ, quan điểm văn học thời trung đại là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w