Khảo sát câu chữ Há nở thể loại hát nói của Cao Bá Quát

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 114 - 177)

STT Tên bài Số lượng câu

trong bài

Các câu viết bằng chữ Hán

1 Núi cao trăng sáng 12 1,3,5,6

2 Thế sự phù trầm 15 1,9

3 Hơn nhau một chữ thì 11 5,6,8

4 Phận hồng nhan có mong manh 11 1

5 Nhân sinh thấm thoắt 11 1,5,6

6 Nghĩ đời mà chán 11 1,2,5,10

7 Nghĩ tiếc cho ai 11 1,5,6

9 Tự tình 11 1,5,6

10 Mấy khi gặp gỡ 11 1,5,6,9

11 Trải khắp đường đời 11 1,5,6

12 Thanh nhàn là lãi 15 1,2,9,10

13 May rủi 11 Khơng có

14 Bà Nguyễn Thị Kim 11 5,6

15 Hàn Tín 11 4,5,6

16 Tài hoa là nợ 11 5,6

Mặc dù số lượng sáng tác ở thể loại hát nói của Cao Bá Quát không nhiều (chỉ 16 bài) nhưng qua đây cũng có thể hiểu thêm về tính cách và con người của ông. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 16 bài thơ hát nói có 02 bài 15 câu; 02 bài 12 câu và 12 bài cịn lại 11 câu; 10/16 bài có câu đầu tiên viết bằng chữ Hán; 11/16 bài các câu 5 và 6 đều viết bằng chữ Hán; 01 bài khơng có câu nào và 01 bài chỉ có 01 câu viết bằng chữ Hán.

Những câu viết bằng chữ Hán trong hát nói của Cao Bá Qt khơng phải là biểu hiện của hiện tượng song ngữ mà là dấu vết sự ảnh hưởng của văn học nước ngồi ở thể loại hát nói cũng giống như các thể loại văn học nội sinh khác. Cùng với truyện Nơm và ngâm khúc, hát nói là một trong ba thể loại viết bằng thơ đặc trưng nhất của khu vực văn học chữ Nôm.

4.2. HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ VỚI NGÔN NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

4.2.1. Quá trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam từ phương diện ngôn ngữ

Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại dưới góc nhìn thể loại, Lã Nhâm Thìn cho rằng, “Lịch sử văn học trung đại Việt Nam, ở những vấn đề cơ bản nhất, ở những quy luật cơ bản nhất chính là lịch sử phát triển thể loại văn học. Những vấn đề về nội dung, về nghệ thuật của văn học khơng nằm ngồi thể loại văn học. Số phận lịch sử của các thể loại văn học phản ánh con đường phát triển của văn học” [145, tr. 5]. Quá trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam xét đến cùng cũng là sự phát triển của thể loại vì ngơn ngữ văn học bao giờ cũng đi cùng thể loại và mang đặc trưng của thể loại.

Có thể khái quát sự phát triển hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam nằm trong hai quy luật lớn. Quy luật thứ nhất, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam ở phương diện ngôn ngữ đi từ sáng tác chữ Hán là chủ yếu, tiếp đến là sử dụng chữ Nôm trong sáng tác cuối cùng là việc sáng chữ Nơm giữ vai trị ưu thế; Quy luật thứ hai, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam ở phương diện ngôn ngữ đi từ yếu tố Hán với ngôn ngữ sách vở, bác học, đậm tính chất tao nhã, uyên bác đến yếu tố Nôm với ngôn ngữ càng gần đời sống, tự nhiên bình dị.

Quy luật thứ nhất, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam ở

phương diện ngôn ngữ đi từ sáng tác chữ Hán là chủ yếu, tiếp đến là sử dụng chữ Nôm trong sáng tác cuối cùng là việc sáng chữ Nơm giữ vai trị ưu thế.

Có thể khái qt q trình phát triển của ngơn ngữ văn học trung đại Việt Nam qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4.2. Sự phát triển của ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn hiện tượng song ngữ

Trong giai đoạn đầu, ngôn ngữ của văn học trung đại Việt Nam là chữ Hán, một ngôn ngữ mà cha ông ta đã vay mượn từ Trung Quốc. Chúng ta đã mượn từ văn học Trung Quốc bao gồm ngôn ngữ văn xuôi (tản văn), văn vần (vận văn) và văn biền ngẫu (biền văn) trong sáng tác các thể loại văn học viết bằng chữ Hán. Trong văn xuôi chữ Hán, các thể loại truyện ký, quái, lục phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như Việt điện

u linh của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam trích quái của Trần Thế Pháp, Nam Ông mộng lục

của Hồ Nguyên Trừng, Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu,… Sáng tác bằng văn biền ngẫu (câu văn đối nhau thành từng cặp), có khi tản văn pha biền văn cũng để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi, Chiếu dời đơ của Lí Cơng Uẩn,

Biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi,… Ngôn ngữ văn vần đặc biệt rất phát triển với rất nhiều thi

tập chữ Hán viết theo thể thơ Đường luật và thơ cổ phong.

Từ thế kỷ cuối thế kỷ XIII, bên cạnh ngơn ngữ vay mượn từ nước ngồi là chữ Hán trong sáng tác văn học đã xuất hiện việc sử dụng chữ Nôm (một loại ngôn ngữ ghi âm tiếng Việt) vào sáng tác văn chương mà người khởi xướng và có nhiều đóng góp nhất chính là Nguyễn Thun với thơ Nơm Đường luật hay cịn gọi là thơ Hàn luật. Kể từ đây, văn chương nước Việt đã hình thành thêm một bộ hận sáng tác nữa viết bằng tiếng Việt, chữ Nôm bên cạnh các sáng tác bằng chữ Hán có từ trước đó. Các thể loại đầu tiên viết bằng chữ Nôm là văn tế với Văn tế cá sấu của Nguyễn

Thun, phú Nơm cũng có nhiều tác phẩm đáng chú ý là bài phú Ở cõi trần vui với

đạo (Cư trần lạc đạo phú) của Trần Nhân Tơng có kết cấu khơng giống với một bài

phú thơng thường theo quy phạm thể loại của Trung Quốc. Có lẽ, Thường hồng Trần Nhân Tơng, Đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử đã cố gắng Việt hóa

thể loại phú Trung Quốc nhưng không thành công. Tuy nhiên, văn học dân tộc xuất hiện một thể loại dân tộc hóa thể loại tiếp thu. Đó là thơ Nơm Đường luật. Trên cơ sở thơ Đường luật Trung Quốc, văn học Việt Nam đã Việt hóa thành thơ Nơm Đường luật mang bản chất, chức năng mới của thể loại. Q trình dân tộc hóa này thành cơng tới mức: “khác với tất cả những thể loại ngoại nhập khác, thơ Nôm Đương luật không là kiều báo nước ngoài mang quốc tịch Việt. Cái nguồn gốc ngoại lai của nó trở nên rất thứ yếu, đến mức văn học dân tộc quên cấp cả thị thực nhập

cảnh và thơ Nôm Đường luật mặc nhiên đứng cùng hàng với lục bát, song thất lục

bát – những thể loại thuần túy dân tộc” [142, tr. 51].

Từ thế kỷ XVI – thế kỷ XVII, khi văn học trung đại Việt Nam xuất hiện những thể loại văn học nội sinh thì cũng là lúc ngơn ngữ dân tộc, chữ Nơm khẳng định được vị trí của mình và chiếm ưu thế trong các thể loại văn học. Các thể loại văn học viết bằng chữ Nơm như hát nói (hát ca trù, hát ả đào), lời thơ tương đối tự do kết hợp với âm nhạc (Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao), ngâm khúc – gồm khúc vãn, khúc ngâm, viết theo thể song thất lục bát, đôi khi viết theo thể lục bát (Ngọa Long

cương vãn, Tư Dung vãn của Đào Duy Từ), truyện thơ viết theo thể lục bát (Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào). Đến thế kỷ XVIII – Thế kỷ XIX, những thể loại văn

học nội sinh đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật hết sức rực rỡ: ngâm khúc với bản diễn Nơm

Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; truyện

thơ với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… hát nói với nhiều bài nổi tiếng của Nguyễn Cơng Trứ. Điều đó chứng tỏ rằng trong giai đoạn cuối của văn học trung đại, chữ Nôm đã hồn thiện và giữ vị trí ưu thắng trong nền văn học dân tộc.

Quy luật thứ hai, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam ở

phương diện ngôn ngữ đi từ yếu tố Hán với ngơn ngữ sách vở, bác học, đậm tính chất tao nhã, uyên bác đến yếu tố Nôm với ngôn ngữ càng gần đời sống, tự nhiên bình dị.

Ở giai đoạn đầu của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, giữ vai trò trung tâm là yếu tố Hán với ngơn ngữ sách vở, bác học, đậm tính chất tao nhã, uyên bác. Trong đó, ngơn ngữ văn học là chữ Hán với sự xuất hiện với tần xuất dày đặc các điển tích, điển cố và thi liệu Hán học. Tiếp đến là sự đan xen giữa yếu tố Hán với ngôn ngữ sách vở, bác học, đậm tính chất tao nhã, uyên bác và yếu tố Nôm với ngôn ngữ càng gần đời sống, tự nhiên bình dị. Sự đan xen giữa hai yếu tố này thể hiện ở nhiều thể loại những đáng chú ý nhất là trong thơ Nôm Đường luật.

Ở giai đoạn cuối, yếu tố Nôm với ngôn ngữ càng gần đời sống, tự nhiên bình dị thắng thế với ngơn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến và đặc biệt là Trần Tế

Xương. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự hình thành văn học hiện thực và văn học trào phúng trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

4.2.2. Vấn đề xử lí các yếu tố ngoại nhập và nội sinh trên phương diện ngôn ngữ ở hiện tượng song ngữ

4.2.2.1. Ngôn ngữ Hán trong văn học trung đại Việt Nam

Việc sử dụng chữ Hán, điển cố và thi liệu Hán học trong tác phẩm văn chương, thường được xem là thành phần ngôn ngữ bác học. Điều này đã trở thành một truyền thống của văn học trung đại. Ở đây, khi tìm hiểu ngơn ngữ Hán trong sáng tác văn chương, chúng tôi cũng sẽ lấy những khảo sát từ nghiên cứu trường hợp (case study)

Truyện Kiều của Nguyễn Du. Vì dẫu sao, Truyện Kiều cũng thuộc hàng kiệt tác, là sự

kết tinh tiêu biểu, là đỉnh cao và bao trùm hơn tất cả các tác phẩm khác về nhiều phương diện.

Trước tiên là về chữ Hán trong Truyện Kiều, với địa vị kiệt tác số một văn học dân tộc, đương nhiên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tác phẩm này đặc biệt liên quan đến phương diện ngôn ngữ. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Nguyễn Lộc cho rằng trong 3254 câu lục bát của Truyện Kiều được tạo thành từ thì có 3412 từ, trong đó có 1310 từ Hán Việt chiếm 38,4% còn từ thuần Việt là 2102 chiếm 61,6% [100, tr. 446].

Phan Ngọc lại cho rằng: trong Truyện Kiều có tất cả 891 lượt từ, trong đó có 645 từ Hán Việt và 32 thành ngữ bốn âm tiết[117, tr. 282].

Như vậy, chúng ta thấy rằng từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ khá cao trong tác phẩm. Điều này cho thấy, tính chất bác học, cao cả, tao nhã của ngơn ngữ Truyện

Kiều. Nguyễn Du đã có sự trau chuốt về mặt sử dụng ngơn từ. Sự vận dụng khéo léo

từ Hán Việt ở từng vị trí khác nhau trong câu làm cho tác phẩm vừa dễ đọc, dễ hiểu, vừa trang trọng, tao nhã nhưng cũng gần gũi, giản dị.

Về điển cố, theo thống kê của Đào Thản, Truyện Kiều đã có 46 lần mượn chữ

trong Kinh thi, 50 lần mượn chữ trong các kinh truyện khác, 68 lần mượn điển tích

trong truyện thần tiên và 21 lần mượn điển tích trong sách Phật giáo [117, tr. 365]. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, điển cố xuất hiện rất nhiều trong Truyện Kiều

và với những vị trí khác nhau. Điều này cho thấy Nguyễn Du là một nhà bác học thông kim bác cổ, hiểu biết sâu sắc về thơ ca Việt Nam cũng như Trung Hoa. Đồng thời, việc khéo léo sử dụng điển cố để mang lại hiệu quả nghệ thuật cao, nhất là sử dụng điển cố nhiều vừa cho thấy sự súc tích trong diễn đạt của tác phẩm vừa cho thấy sự sùng cổ của tác giả, một vẻ đẹp của văn chương trung đại, cũng là vẻ đẹp của Truyện Kiều.

Hán học khá nhiều. Với 46 lần mượn thơ trong Kinh thi, 50 lần trong các kinh truyện khác. Ở đây, chúng tơi cịn thống kê được Nguyễn Du đã mượn ý thơ của các tác giả khác trong văn học Trung Quốc 14 lần (Xem Phụ lục 10).

Một điểm dễ nhận thấy từ bảng thống kê đó là Nguyễn Du chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tên tuổi lớn của Đường thi như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Vương Bột, Vương Duy, Thôi Hộ……. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, một thi tài như Nguyễn Du hẳn phải thâm nhập rất sâu lĩnh vực này.

4.2.2.2. Ngôn ngữ dân tộc trong văn học trung đại Việt Nam

Việc sử dụng lớp từ Việt và ngôn ngữ văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, sử dụng khẩu ngữ, thường được xem là thành phần ngơn ngữ bình dân. Phần này, cũng như nghiên cứu trường hơp (case study ), chúng tôi tập trung khảo sát

Truyện Kiều của Nguyễn Du. Một tác phẩm đủ dài để có thể dung chứa trong đó cả

lớp từ Việt và ngơn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống vừa phong phú, đa dạng đồng thời vừa rất sâu sắc.

Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày hay ngôn ngữ đời sống giữ một phần quan trọng, trong đó có thành ngữ. Tác phẩm có 3254 câu lục bát thì có đến 435 lần thành ngữ được sử dụng chiếm tỉ lệ 13,3%. Điều đó góp phần tạo nên sự đồng cảm sâu sắc mãnh liệt, rộng khắp của Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời làm ngời sáng chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm này.

Ngoại trừ 47 thành ngữ Hán nguyên, chúng tôi đã xếp vào phần yếu tố Hán nên khơng nghiên cứu ở đây. Cịn lại 388 thành ngữ Hán Việt và Việt Hán sẽ là đối tượng nghiên cứu trong phần yếu tố Nôm về ngôn ngữ trong Truyện Kiều.

Thành ngữ Hán Việt thường được dùng trong các văn cảnh có tính chất trang trọng của tác phẩm, nhân vật hướng đến đối tượng bằng tình cảm thiêng liêng quý mến.

Ở chuỗi thứ nhất, gồm bốn thành ngữ, đều dùng cho Kim Trọng trong lúc tưởng nhớ và khao khát của một “kẻ thiên tài” đối với một “người quốc sắc”.

Chuỗi thứ hai nằm trong đoạn Từ Hải gặp Thúy Kiều. Cả chuỗi này có tám thành ngữ Việt Hán được sử dụng ở cuộc gặp “trai anh hùng, gái thuyền quyên”, cả Kiều và Từ Hải đều dành cho nhau một “biệt nhãn”, một bên là cái thế hào kiệt, một bên là tuyệt đại mĩ nhân. Trong cuộc gặp này, hai người khơng chỉ tỏ tình mà cịn tỏ ý, tỏ chí. Tình thâm, ý trọng, chí cả. Một đoạn thơ có 64 câu với 15 thành ngữ vừa Việt Hán là Hán ngun, khơng có thành ngữ Việt tự tạo. Đây là đoạn thơ có sắc thái trang trọng nhất trong tác phẩm Truyện Kiều.

Thành ngữ Việt Hán có sức tác động nội tại lớn, được dùng để phản ánh những xung đột mạnh trong tâm trạng và những thay đổi đột ngột trong diễn biến các sự kiện. Những thành ngữ như “đất bằng nổi sóng” (1405), “Phách lạc hồn siêu” (1823),

“Hồn siêu phách lạc” (2363), “hồn kinh phách rời” (1405) là những khoảnh khắc trên hành trình số phận của nhân vật.

Thành ngữ tiếng Việt tự tạo thường dùng những hình tượng có kích thước lớn (trời, đất, vực, bể…) để nói lên sự xa xơi cách trở:

Dặm ngàn, nước thẳm, non xa, Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.

(Truyện Kiều 1255-1256)

Hay:

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

(Truyện Kiều 1255-1256)

Trong hai câu thơ trên, Kiều hiện lên nhỏ bé và trôi dạt giữ chốn trời đất bao la không có gì bám víu, đó là nỗi bi thương lớn của kiếp người. Trong Truyện Kiều ta bắt gặp rất nhiều câu như vậy.

Cũng do ý nghĩa được tạo từ mối liên tưởng rộng nên thành ngữ Việt – Hán thường được dùng trong những văn cảnh giàu suy tư, chuỗi suy tư đầu tiên là của Kim Trọng về Thúy Kiều sau khi từ biệt nàng ở hội Đạp Thanh, chuỗi suy tư thứ hai là của Kiều trong đoạn “những nỗi lòng tê tái”. Điều này tạo nên một hiệu quả đặc

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 114 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w