ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 42 - 45)

2.2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNGĐẠI VIỆT NAM ĐẠI VIỆT NAM

2.2.1. Tính chất đa thành phần của hiện tượng song ngữ

Thành phần văn học chữ Hán

Sáng tạo ra chữ viết là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của loài người. Chữ Hán được ra đời từ một trong những cái nôi văn minh nhân loại, là một trong ba loại chữ viết độc lập, không liên quan đến một truyền thống văn tự nào khác, bên cạnh văn tự cổ Ai Cập ở lưu vực sông Nin và văn tự Mai-a ở vùng Trung Mĩ. Các loại chữ sau này đều được sáng tạo dựa trên sự vay mượn, mơ phỏng ba loại chữ đó. Chữ Hán là thành tựu của chế độ phong kiến Trung Quốc của dân tộc Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam theo con đường xâm lược. Người Việt học tiếng Hán từ thời Bắc thuộc, và đến thời độc lập thì đã nắm vững và sử dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội.

Các triều đại phong kiến Việt Nam đã lựa chọn chữ Hán là chữ viết chính thức của quốc gia. Nhưng chữ Hán mà ơng cha ta đã lựa chọn là chữ Hán văn ngôn chứ không phải chữ Hán bạch thoại. Chữ Hán văn ngôn được sử dụng trước thời tự chủ và là tử ngữ còn chữ Hán bạch thoại là sinh ngữ. Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan của dân tộc ta, giúp chúng ta miễn nhiễm với quá trình vận động, biến đổi của chữ Hán bạch thoại. Do sử dụng chữ Hán văn ngôn, khi nước nhà độc lập tự chủ, người Việt vẫn bảo lưu cách đọc và viết chữ Hán có từ thời Đường, “vơ can” với mọi diễn biến của chữ Hán bạch thoại trên đất nước Trung Quốc. Đây là một lợi thế của người Việt khi sử dụng chữ Hán để sáng tác văn học.

Chữ Hán được dùng trong thi cử, lựa chọn người tài giúp nước. Nội dung thi cử lại là sách vở kinh điển Nho giáo nên tầng lớp trí thức phong kiến đã chịu ảnh hưởng lớn quan niệm về tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ và cả thi pháp văn học Trung Hoa. Văn học chữ Hán nói chung có đặc điểm: Một hệ thống thể loại rộng và

phong phú bao gồm cả các thể loại văn học chức năng và văn học nghệ thuật nếu xét

trên phương diện quy phạm chức năng thể loại; văn học tiếp thu nước ngồi, văn học dân tộc hóa và văn học nội sinh nếu xét trên phương diện nguồn gốc thể loại và cuối cùng, nếu xét về quy phạm lời văn thì bao gồm: biền văn (văn biền ngẫu), vận văn (văn vần) và tản văn (văn xi).

Có hai lí do dẫn đến điều này. Thứ nhất, chữ Hán là chữ viết chính thức của triều đình phong kiến, được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ ghi chép, soạn thảo giấy tờ, thư tịch đến sáng tác văn học. Thứ hai, do quan niệm văn, sử, triết bất phân thời trung đại mà tất cả các văn bản chức năng hành chính như chiếu, biếu, hịch, cáo, tấu,..., chức năng lễ nghi, tôn giáo hay sử kí, triết học, địa lí đều thuộc văn học.

Với lịch sử phát triển hàng mười thế kỷ, thành phần văn học chữ Hán có thành tựu rất lớn cả về số lượng và chất lượng. Nhiều tác phẩm thực sự có giá trị và trường tồn với thời gian như Nam quốc sơn hà (chưa rõ tác giả); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu); Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi);

Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),…

Thành phần văn học chữ Nôm

Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, “Nhiều người thấy sử chép: Hàn Thuyên là người bắt đầu biết làm thơ phú bằng quốc âm, vội cho rằng chữ Nôm cũng đặt ra tự đời ông, nghĩa là vào cuối thế kỷ thứ XIII về đời nhà Trần” [58, tr. 100]. Ơng cho rằng: “Đó là một sự sai lầm, vì sử chỉ ghi việc ơng làm thơ phú bằng tiếng Nơm, chứ khơng hề nói ơng đã đặt ra chữ Nơm, hoặc chữ Nôm đã đặt ra về đời ông” [58, tr. 100]. Sau đó Dương Quảng Hàm giải thích: “Đành rằng muốn viết văn Nôm tất phải dùng đến chữ Nôm; nhưng biết đâu chữ ấy lại chả có tự trước đời Hàn Thuyên rồi ư? Ta chỉ có thể vin vào việc ấy mà nói rằng chữ Nơm đến cuối thế kỷ XIII đã dùng để viết văn rồi” [58, tr. 100].

Như vậy, từ lúc xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII về đời nhà Trần, văn học viết bằng chữ Nơm đã có một sức lan tỏa lớn, thu hút được đông đảo đội ngũ sáng tác. Sách sử từng ghi nhận, sau Hàn Thun dưới đời Trần cịn có Nguyễn Sĩ Cố, Nguyễn Biểu, Hồ Quý Ly,… có làm thơ quốc âm, đáng tiếc những sáng tác của họ đều khơng cịn nữa.

Sự ra đời của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã đánh dấu sự trưởng thành của văn học Nôm, kể từ đây văn học nước nhà tồn tại song song hai thành phần văn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, văn học Nôm xuất hiện nhiều tác giả với nhiều tác phẩm có giá trị lần lượt xuất hiện: đầu tiên là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức;

Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm; thơ Nôm của Bà huyện Thanh

Quan và Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương; sự xuất hiện của một loạt truyện thơ Nôm; bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc; tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; hát nói của Nguyễn Cơng Trứ, Cao Bá Qt; truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, cuối cùng là thơ Nôm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đã khép lại lịch sử sáu thế kỷ phát triển của văn học Nôm thời trung đại.

Hai thành phần của dịng văn học viết tuy có sự khác nhau về một số phương diện đối tượng phản ánh hay phương thức nghệ thuật nhưng không nên coi trọng thành phần này mà xem nhẹ thành phần kia bởi chúng có mối quan hệ tương hỗ làm nên diện mạo đa dạng mà thống nhất của một thời kì văn học kéo dài cả chục thế kỉ. Sự phát triển song hành của hai thành phần văn học vừa cho thấy gương mặt chung khi tiếp nhận văn hóa ngoại lai vừa làm nên bản sắc riêng của văn học Việt Nam. Đó cũng là quy luật kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng khơng làm tiêu biến những giá trị riêng của dân tộc là hịa nhập nhưng khơng hịa tan.

Nếu văn học chữ Hán nhiều hơn văn học chữ Nơm về số lượng thì văn học chữ Nơm lại đóng góp nhiều tác phẩm xuất sắc, thậm chí được đánh giá là kiệt tác của mọi thời đại. Thành phần nào cũng đạt được những thành tựu có giá trị riêng nhưng nhìn chung đều nằm trong mạch nguồn là phản ánh truyền thống yêu nước của dân tộc. Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học, từ những truyền thuyết, những khan - sử thi được kể truyền miệng cho đến những trường ca của thời hiện đại. Yêu nước không chỉ được bộc lộ trực tiếp khi có ngoại xâm (thể hiện rõ hơn ở văn học chữ Hán) mà còn thể hiện ở sự trân trọng bản sắc riêng của dân tộc, gìn giữ tiếng nói, và cả những suy nghĩ, tâm lí của con người thời quá khứ (thể hiện ở văn học chữ Nôm). Đọc ca dao, tục ngữ, ta thêm yêu tiếng Việt, yêu sự mộc mạc chân thành của người Việt Nam, đó chẳng phải là tình u nước xuất phát từ tình yêu với những điều bình dị, thân thuộc hay sao?

Mặt khác, cùng phát sinh, phát triển trong xã hội phong kiến nên hai thành phần văn học dù ít dù nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng từ ý thức hệ của chế độ đó. Hệ quả là “giữa hai thành phần của dịng văn học viết đã có sự thống nhất trên những yếu tố căn bản về thế giới quan, về quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về phương pháp sáng tác, cấu trúc thi pháp... và cả thể loại văn học” [57, tr.15]. Đối với các tác giả sáng tác song ngữ nói riêng, hai thành phần văn học cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện đầy đủ, hoàn chỉnh tư tưởng thẩm mĩ của tác giả.

Văn học chữ Hán và văn học chữ Nơm có sự gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Văn học chữ Hán có sự ảnh hưởng và chi phối văn học chữ Nôm ở nhiều phương diện nhưng văn học chữ Nơm cũng có sự tác động trở lại, cho dù khơng thực sự mạnh mẽ. Chúng có quan hệ tương hỗ khơng thể tách rời. Nếu coi văn học trung đại là một cây đại thụ thì hai thành phần là hai cành đâm về hai hướng, tỏa ra nhiều nhánh nhỏ nhưng cuối cùng đều tụ lại để làm nên hoa thơm trái ngọt của một thời kì văn học viết.

2.2.2. Tính chất bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ

Tính chất bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam thể hiện trong quan niệm của Nho giáo chính thống và giai cấp phong kiến.

Quan niệm văn chương cao cả với sáng tác chữ Hán và văn chương đời thường, thông tục với sáng tác chữ Nôm.

Văn học chữ Hán chủ yếu thiên về những cái cao cả như vận mệnh của quốc gia, của dân tộc, đạo lí thánh hiền. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung có giá trị hơn cả trong văn học viết bằng chữ Hán.

Trong khi đó, thành phần văn học viết bằng chữ Nơm thường bị giai cấp thống trị coi nhẹ. Ngay cả trong thời kỳ mà văn học Nơm được triều đình khuyến khích thì văn học chữ Nôm cũng không được đặt ngang hàng với văn học chữ Hán. Văn học chữ Nôm thiên về những đề tài thông tục, đời thường và chủ nghĩa nhân đạo là giá trị hơn cả.

Tính bất bình đẳng thể hiện ở quan niệm văn học, văn học chữ Hán được đề cao, được coi là văn chương chính thống, nội dung và nghệ thuật hướng về cái cao cả, bác học, ngược lại, văn học chữ Nôm ở địa vị thấp kém, bị coi là “nơm na mách q”, có tính đời thường, dân dã. Quan niệm này như một thành trì kiên cố và vững chắc. Nguyễn Du, mặc dù viết nên kiệt tác bất hủ Truyện Kiều bằng chữ Nơm

nhưng vẫn phải giãi bày đó chỉ là việc “Mua vui cũng được một vài trống canh”. Một phần là vì Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm nhưng phần quan trọng hơn có lẽ là Nguyễn Du muốn tránh đi cái họa bút mực bởi Đoạn trường tân thanh có những nội dung không dễ chấp nhận đối với lễ giáo phong kiến. Vua Quang Trung là người có ý thức cường dân tộc rất cao, coi trọng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Ông từng đề ra việc thi cử bằng chữ Nơm, lập cả Viện Sùng chính để dịch sách tiếng Hán sang tiếng Nơm, dùng làm tài liệu học tập cho trí thức nhưng khi viết

Cầu hiền chiếu vẫn sử dụng chữ Hán bởi đó là một việc có tính chất trọng đại.

2.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w