3.1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢVĂN HỌC VĂN HỌC
3.1.1. Khái niệm loại hình và loại hình tác giả văn học
Khái niệm loại hình
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, trong so sánh văn học, “loại hình chỉ một nhóm nhà văn, một nhóm tác phẩm hoặc yếu tố (chủ đề, đề tài, thể loại, nhân vật) có những đặc trưng chung nhưng xuất hiện tại các nước khác nhau” [64, tr.182].
Cũng theo cơng trình này, “loại hình học là ngành nghiên cứu những điểm tương đồng, những điểm khác biệt và biến đổi cùng các nguyên nhân và ý nghĩa của chúng. Loại hình học có hai phân nhánh là chủ đề học và văn loại học” [64, tr.182].
Loại hình tác giả văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. (…) Tác giả văn học được nhận ra trong bối cảnh của q trình văn học, là người có được bản sắc riêng trong vơ vàn mối ảnh hưởng” [64, tr.289].
Theo Lại Nguyên Ân, “khái niệm tác giả có thể tương ứng với các khái niệm về cá tính sáng tạo, phong cách (phong cách cá nhân)” [8, tr. 295].
Lí thuyết loại hình học tác giả được chúng tơi vận dụng để đặt ra vấn về loại hình tác giả song ngữ trong luận án này.
3.1.2. Các kiểu loại tác giả trong văn học trung đại Việt Nam
Tác giả là người sáng tạo ra những giá trị văn học. Ứng với một kiểu văn học trong lịch sử thì có một kiểu tác giả đã sáng tác ra kiểu văn học ấy. Văn học dân gian khơng có tác giả cá nhân vì nó là những sáng tác tập thể và truyền miệng. Trong khi đó, ở văn học viết, tác giả được chú ý coi trọng bởi các vấn đề về niên đại, bản quyền, cá tính, phong cách,…
Lịch sử văn học đã biết đến những kiểu tác giả khác nhau. Khi nhắc đến chủ nghĩa cổ điển, người ta hình dung một con người lí trí, thích mức độ, ưa tao nhã, cao thượng, tri thức uyên bác; còn lãng mạn là một kiểu tác giả mơ màng, giàu tưởng tượng; trái lại, các nhà văn hiện thực thường ghi chép tư liệu đời sống; nhà văn cách mạng lại dùng ngịi bút như một thứ vũ khí để thay đổi chế độ xã hội.
Các nhà nghiên cứu văn học trung đại từ lâu đã chú ý đến kiểu tác giả văn học trung đại. Riptin đã nhận xét: “Ý thức công thức, khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này
rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ” (dẫn theo Trần Đình Sử) [132, tr.112]. Ơng cũng nói tác giả trung đại là người xem sáng tác là việc quan trọng, thành kính, khơng làm việc đùa. Tác giả trung đại rất ít hướng tới việc tạo ra những cốt truyện mới, khác thường, họ chủ yếu cố gắng có cách truyền đạt mới, một cốt truyện đã có sẵn như trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tạo lại dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Việc phân chia loại hình tác giả chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, loại hình tác giả cũng phải dựa trên những tiêu chí nhất định. Chúng ta có thể thấy cùng một loại hình tác giả sẽ có những đặc điểm chung nhất định chẳng hạn như: quan điểm sáng tác (có thể là phát ngơn trực tiếp hoặc toát lên từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm); trong quan điểm sáng tác bao gồm cả quan điểm thẩm mĩ; khuynh hướng nội dung cảm hứng; nghệ thuật thể hiện và phong cách nghệ thuật (nếu có).
Tác giả văn học trung đại Việt Nam có lẽ xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của văn học viết dân tộc bằng chữ Hán. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng của khu vực văn hóa chữ Hán, đương nhiên tác giả văn học trung đại mang bóng dáng, dấu vết của nền văn hóa này.
Ở thời trung đại, khái niệm “văn” được hiểu theo cả hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “văn” được hiểu là chỉ tồn bộ nền văn hóa (văn hiến, văn minh); thứ hai là dùng để chỉ hình thức, chỉ cái đẹp. Theo nghĩa hẹp, “văn” là để chỉ văn học nói riêng như bây giờ. Theo Trần Đình Sử: “Khi làm văn theo chức trách, tác giả bao giờ cũng cung kính, nghiêm trang, tuân theo quy tắc, luật lệ. Khi làm thơ văn cho mình và bạn bè họ lại có thể vui đùa ngơng ngạo, nghịch ngợm, suồng sã. Do đó khi nói tới kiểu tác giả trung đại Việt Nam là chủ yếu nói tới kiểu tác giả theo nghĩa hẹp” [132, tr. 115].
Các tác giả trong văn học trung đại Việt Nam cũng đã phát biểu ý kiến của họ về nhà văn, nhà thơ. Theo Phương Lựu, “từ thế kỷ X đến thế kỷ XII ý kiến về nhà văn còn sơ sài. Chỉ vào hai thế kỷ XVIII – XIX sau này mới có nhiều người bàn đến nhà văn như: Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Lê Q Đơn, …” [105, tr.156].
Theo Trần Đình Sử có hai kiểu tác giả trong văn học học trung đại Việt Nam là kiểu tác giả thơ và kiểu tác giả văn khi xét văn thơ như là hai thành phần chủ yếu của nền văn học dân tộc. Trong khi đó, Đỗ Thu Hiền trong bài viết Các loại hình tác giả
trong văn học thời Lý - Trần đã chỉ ra “bốn kiểu loại hình tác giả trong văn học Việt
Nam thời Lý – Trần là: nhà sư; vua, quý tộc, võ tướng, nhà nho và các loại khác khơng nói rõ ở đây” [157, tr.383].
những đặc điểm loại hình nào đó, hoặc là cùng khuynh hướng sáng tác, quan điểm, xu hướng thẩm mĩ; hoặc là cùng phương thức, thể loại sáng tác,…”[46, tr.95]. Trong luận án này, chúng tôi cũng xét văn học trung đại Việt Nam ở hai thành phần: thành phần văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) và thành phần viết bằng ngơn ngữ dân tộc (tiếng Việt – chữ Nơm). Loại hình tác giả hay kiểu tác giả ở đề tài nghiên cứu này là kiểu tác giả song ngữ tức là vừa sáng tác bằng chữ Hán vừa sáng tác bằng chữ Nôm trong sự nghiệp sáng tác văn học. Cũng theo Biện Minh Điền thì văn học trung đại Việt Nam có 735 tác giả viết bằng chữ Hán và chữ Nôm viết về nhiều môn loại khác nhau, bao gồm thi văn, sử truyện, bút ký, phiên dịch,…
Cũng cần lưu ý rằng, việc phân chia loại hình tác giả chỉ mang ý nghĩa tương đối vì mỗi một loại hình tác giả đều là khách thể của những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Tác giả là con người chịu sự chi phối của hồn cảnh lịch sử và trong tổng hịa các mỗi quan hệ xã hội nên các mối quan hệ và những sự chi phối này chằng chéo nhau. Một tác giả này vừa có thể vừa thuộc loại hình tác giả này vừa có thể thuộc loại hình tác giả khác. Chẳng hạn như Trần Nhân Tơng vừa có thể được xếp vào loại hình vua, quan, q tộc vừa có thể xếp vào loại hình tác giả tăng lữ hoặc loại hình tác giả song ngữ cũng không sai.