STT THỂ LOẠI Số lượng khảo sát SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NÔM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Cáo 01 01 100 0 0 2 Chiếu 01 01 100 0 0 3 Biểu 01 01 100 0 0 4 Địa chí 01 01 100 0 0 5 Lục 01 01 100 0 0 6 Thư 62 62 100 0 0 7 Văn bia 01 01 100 0 0 8 Truyện 01 01 100 0 0 9 Thơ 359 105 29,2 254 70,8 10 Phú 01 01 100 0 0
Nguyễn Trãi là tác giả song ngữ tiêu biểu nhất ở chặng đường đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại
Việt Nam. Những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với hiện tượng song ngữ trong văn học nước nhà được ghi nhận trên cả hai phương diện nội dung, tư tưởng, đề tài, chủ đề và phương diện hình thức nghệ thuật. Trần Thị Anh đã có một luận văn thạc sĩ viết về “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác Nguyễn Trãi”. Dưới đây, chúng tơi khái qt về những đóng góp của Nguyễn Trãi đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
Trên phương diện nội dung, sáng tác chữ Hán của Nguyễn Trãi thường hướng về những vấn đề trọng đại, quốc sự với tiếng nói đề cao chính nghĩa, đề cao dân tộc trong các tác phẩm thuộc thể loại văn học chức năng như Bình Ngơ đại cáo, Qn trung từ
mệnh tập,…; trong khi văn chương nghệ thuật của Nguyễn Trãi là bức tranh thiên nhiên
hoành tráng, kì vĩ cộng hưởng với cảm hứng về đất nước, quê hương trong thơ Ức Trai
thi tập và Chí Linh sơn phú và hồi ức về những người thân yêu như ông ngoại Trần
Nguyên Đán trong Băng Hồ di sự lục, người cha Nguyễn Phi Khanh trong Truyện
Nguyễn Phi Khanh. Trong khi đó, sáng tác chữ Nơm của Nguyễn Trãi lại thiên về cái đời
thường, bình dị của thiên nhiên, của cuộc sống nơi thôn quê đậm đà chất dân tộc trong
Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nội dung tư tưởng trong sáng tác Nguyễn
Trãi không thể hiện một cách đơn thuần như thế trong từng thành phần riêng mà đó là sự thể hiện phức hợp các nội dung tư tưởng ấy trong ảnh hưởng qua lại của hai thành phần sáng tác. Ta vẫn thấy những nội dung chính thống và những bức tranh thiên nhiên đậm chất Đường thi trong thơ Nôm và ngược lại thiên nhiên, danh lam thắng cảnh không phải là những thứ mơ hồ, ước lệ từ văn học Trung Quốc mà nó gắn với những địa danh cụ thể, chân thực của đất nước như Bạch Đằng, Thần Phù, núi Dục Thúy,… Trong thơ chữ Hán của Ức Trai, bức tranh thiên nhiên rất ít màu ước lệ mà thấm đượm sự bình dị, thân thương của quê hương làng cảnh Việt Nam.
Trên phương diện nghệ thuật, các sáng tác bằng chữ Hán với các thể loại vay mượn, bên cạnh tính quy phạm của thể loại Nguyễn Trãi vẫn thể hiện được những dấu ấn của riêng mình, văn chính luận với nghệ thuật luận chiến tài tình, sắc sảo Nguyễn Trãi đã nâng tầm của các thể loại du nhập này. Bình Ngơ đại cáo được coi là “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc; Quân trung
từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh như mười vạn quân”.
Song hành cùng với tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Nơm Quốc
âm thi tập. Đây là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi đối với hiện tượng song
ngữ trên phương diện thể loại thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm Đường luật của ông thể hiện một sự cách tân, sự sáng tạo, sự phá cách rất độc đáo. Thơ Đường luật vốn quy định rất chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm, luật, nhịp,… Nhưng dường như không một khuôn khổ nào có thể gị bó một tài năng thơ Nơm như Nguyễn Trãi. Thơ Nơm của ơng có nhiều bài thất ngơn xen lục ngơn, thậm chí xen ngũ ngơn. Nhịp thơ cũng
có sự phá cách từ nhịp 4/3 của thơ Đường luật quen thuộc sang nhịp ¾ của hai câu thất ngôn trong thơ song thất lục bát.
Theo khảo sát của chúng tôi ở tập thơ Quốc âm thi tập với 254 bài thơ trong đó có 207 bài thơ bát cú, 46 tứ tuyệt và một bài thơ Trâu trong nghiên gồm 6 câu. Trong số 207 bài bát cú thì có đến 125 bài có xen câu lục ngơn chiếm tỉ lệ khoảng 60,3 %, đây là một tỉ lệ rất cao. Nó cho thấy sự nỗ lực sáng tạo, cách tân của Nguyễn Trãi đối với một thể loại có nguồn gốc nước ngoài. Hai bài thơ khác trong số 207 bài bát cú này có xen hai câu ngũ ngơn là Thuật hứng bài 8 và Bảo kính cảnh giới bài 55. Vị trí của của các câu lục ngơn trong những bài bát cú cũng mang tính ổn định tương đối cao. Khảo sát dưới đây về vị trí câu lục ngơn trong số 125 bài thơ Nơm bát cú có xen câu ngơn của Nguyễn Trãi sẽ cho thấy rõ điều đó:
Bảng 3.1.b. Vị trí câu lục ngơn trong số 125 bài thơ Nơm bát cú có xen câu lục ngơn của Nguyễn Trãi
VỊ TRÍ CÂU TẦN SỐ XUẤT HIỆN TỈ LỆ (%)
1 38 30,4 2 27 21,6 3 33 26,4 4 39 31,2 5 39 31,2 6 40 32 7 25 20 8 35 28
Cũng trong quá trình khảo sát 125 bài bát cú này, chúng tơi nhận thấy hình như Nguyễn Trãi thử để câu lục ngơn ở nhiều vị trí khác nhau, số câu lục ngơn trong bài bát cú thay đổi từ 1 câu cho đến 7 câu, cụ thể như sau: