CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 29 - 34)

1.3.1. Lí thuyết liên ngành ngơn ngữ và văn học

Văn học là nghệ thuật ngơn từ hay nói cách khác ngơn ngữ chính là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học.

Từ góc độ ngơn ngữ chúng ta thấy rằng lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và rất phức tạp. Nước ta nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán (Hán tự văn hóa quyển) lại chịu sự đơ hộ hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc mà người Hán là chủ yếu. Từ năm 939, với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền nước ta giành được độc lập từ tay người Hán. Các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp tục sử dụng chữ Hán, coi đó là văn tự chính thức của nhà nước. Do đó, chữ Hán được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội cũng là điều dễ hiểu. Cùng với sự phát triển của ý thức về quốc gia dân tộc ngày càng cao, độc lập chủ quyền lãnh thổ phải đồng thời độc lập về văn hóa trong đó có văn tự. Thực tiễn lịch sử phát triển của tiếng Việt có sự tiếp xúc văn hóa Việt – Hán. Cha ơng ta đã mượn chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nơm để ghi lại tiếng nói của mình. Tiếng Việt/ chữ Nơm đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt được Việt hóa để làm phong phú hơn kho từ vựng của mình. Từ đó, cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt được hình thành. Tiếng Việt/ chữ Nơm có từ khi nào? Đó là một vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có những giả thuyết khác nhau nhưng việc dùng chữ Nơm để sáng tác văn chương có thể kể từ thời Hàn Thuyên vào cuối thế kỷ XIII đời nhà Trần. Kể từ đó, bên cạnh thành phần văn học sáng tác bằng chữ Hán có thêm thành phần văn học viết bằng chữ Nơm tức là có hiện tượng song ngữ trong văn học.

Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là một hiện tượng văn học độc đáo và thú vị, vừa có tính đặc thù vừa có tính phổ qt, vừa văn học vừa ngơn ngữ. Hiện tượng này diễn ra trong nội tại văn học nhưng cũng được hình thành trên những tiền đề ngơn ngữ học, lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học và thẩm mĩ nhất định. Do đó, cần xem xét hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn của liên ngành, đặc biệt ở đây là liên ngành ngôn ngữ và văn học.

Như đã nói ở trên, hiện tượng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX mang đậm dấu ấn của văn hóa. Ẩn sâu trong việc sử dụng chữ Hán để sáng tác văn chương là những dấu ấn văn hóa rất sâu đậm của văn hóa Hán và văn hóa Nho giáo. Việc cha ông ta cố gắng tạo ra một loại chữ viết tương tự như chữ Hán dù phức tạp hơn chữ Hán để ghi âm tiếng Việt khơng chỉ thể hiện lịng u nước và tự hào dân tộc to lớn mà có có những nguyên nhân sâu xa về văn hóa. Bởi thế cho nên khơng thể tách hiện tượng song ngữ ra khỏi những mối liên hệ văn hóa của người trung đại, những người vừa là chủ nhân, người sáng tạo và thụ hưởng nền văn hóa đó.

A.JA.Gurêvich cho rằng: “Lịng tin ở những điều nhảm nhí, nào súc vật biết nói, nào ma quỷ vào nhà, nào phép chữa bệnh kì diệu, việc tơn thờ thánh cốt và các vật thiêng khác, việc giải thích các hiện tượng xã hội bằng vị trí của những thiên thể và điềm siêu nhiên khác… tất cả những điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu chúng ta nhớ rằng thời kì này ý thức hệ tôn giáo thống trị” [56, tr. 188]. Như thế, để lí giải các hiện tượng văn học như hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam thì việc tiếp cận từ góc nhìn văn hố là một trong những hướng đi quan trọng.

Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hố học lấy con người làm trung tâm để xây dựng hệ thống vấn đề miêu tả trong tác phẩm. Con người với tính cách là một thực thể văn hố bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ căn bản: quan hệ với môi trường tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình. Nhưng con người khác với động vật ở chỗ có ý thức, con người khơng thể hiện mình một cách bản năng, tự phát trong các quan hệ ứng xử mà luôn lựa chọn các giá trị. Trong tiến trình phát triển của mình, con người khơng ngừng tìm kiếm, xác lập nguyên tắc ứng xử trong ba mối quan hệ này. Đến lượt mình, các ngun tắc ứng xử ấy ln ln chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học. Đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hoá học là vận dụng những tri thức về văn hoá để nhận diện và giải mã các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm.

Mặt khác, do các tiền đề triết học của các mối quan hệ văn hố nói trên cũng thay đổi theo thời gian nên đặc điểm ứng xử của văn hoá cũng thay đổi. Tiếp cận từ góc nhìn văn hố cũng là điều rất cần thiết khi nghiên cứu hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện tượng văn hoá, một dấu ấn văn hoá của thời đại đáng lưu ý. Nếu khơng có sự ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Quốc, nhất là văn hóa tam giáo, văn hóa và văn học dân gian ở các mức độ khác nhau về ngôn ngữ, thể loại và tác gia văn học thì khơng thể có sự hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ như thế. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm

hiểu các mức độ ảnh hưởng, biểu hiện trên phương diện nào của văn hố đối với sự hình thành, vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ. Một trong những gợi ý để lí giải vấn đề trên liên quan đến phương pháp tiếp cận văn hoá trong văn học là ý kiến của Trần Nho Thìn. Nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp tiếp cận văn hoá học ưu tiên cho việc “phục ngun khơng gian văn hố” trong đó tác phẩm văn học ra đời, sự chi phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người… với các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mơtíp, hình tượng, cảm xúc, ngơn ngữ. Ông nhấn mạnh: “Một yếu tố thi pháp ra đời trên một nền tảng văn hố nhất định có thể vượt ra các biến cố lịch sử - chính trị mà tồn tại cho đến khi nền tảng văn hoá ấy bị giải thể” [150, tr. 9 - 10]. Văn học trung đại hình thành và được ni dưỡng trong mơi trường lịch sử - văn hóa của thời trung đại (cũng là thời phong kiến) mà văn học trung đại hiển nhiên cũng phải chịu áp lực của hai định hướng tư tưởng thời đại chủ đạo là nhà nước kéo theo cung đình, vua chúa, quan lại và tơn giáo, giáo hội như Phật giáo, Nho giáo (Tuy Nho giáo không phải là một tơn giáo đích thực nhưng ảnh hưởng của Nho giáo mạnh bằng hoặc có khi mạnh hơn bất cứ một tơn giáo nào). Chính điều này đã ảnh hưởng, quy định, chi phối đến văn học trung đại từ quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm thẩm mĩ, nội dung và hình thức nghệ thuật, kiểu tác giả, khuynh hướng sáng tác. Tiếp cận nghiên cứu, phê bình văn học dưới góc nhìn văn hố hay liên ngành văn hóa và văn học là một hướng có nhiều ưu thế.

1.3.3. Lí thuyết so sánh văn học

Theo Nguyễn Văn Dân, “so sánh văn học ban đầu chỉ là một phương pháp…. Cịn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau” [35, tr. 8]. So sánh văn học ra đời trong điều kiện xã hội giao lưu văn hóa và điều kiện học thuật. Trong đó điều kiện xã hội có ý nghĩa đầu tiên và quyết định.

Ở đề tài luận án này, chúng tôi sử dụng các thao tác so sánh trong việc so sánh hai thành phần sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm của cùng một tác giả. Chẳng hạn, hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập viết bằng chữ Hán và Quốc âm thi tập viết bằng chữ Nôm, hay Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và

Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Hoặc so sánh một tác giả này với

một tác giả khác. Chẳng hạn, hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi (được coi là người mở đầu) với Nguyễn Khuyến (người khép lại quá trình phát triển của hiện tượng song ngữ). Hoặc rộng hơn nữa là so sánh hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam với các nước trong khu vực.

1.3.4. Lý thuyết loại hình học

phương pháp loại hình có thể có hai phương thức áp dụng: Dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện tượng văn học, trên cơ sở của việc chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó. Từ những đặc điểm chung của một loạt hiện tượng văn học, ta có thể chứng minh cho sự tồn tại của một loại hình văn học nào đó, biện hộ cho quyền tồn tại và hiệu quả thẩm mỹ của nó. Cũng có những cơng trình kết hợp cả hai phương thức”[34, tr.294].

Loại hình học (typology) là khái niệm chỉ khoa học nghiên cứu về các loại hình, nhằm giúp cho việc phân tích, phân loại và khái quát đối tượng nghiên cứu một cách có cơ sở.

Theo M.B. Khrapchenko, nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình là: “tìm hiểu những nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt văn học – thẩm mĩ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định”. Trong cơng trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển văn học, ông dành hẳn Chương 6 để bàn về Nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình [88, tr.332 – 378]. Ông cũng chỉ rõ những điểm tương đồng và khác

biệt giữa phương pháp loại hình và phương pháp so sánh – lịch sử khi cho rằng hai phương pháp này thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau.

Theo Biện Minh Điền, “nghiên cứu theo phương pháp loại hình khơng phải giản đơn liệt kê, miêu tả sự tương đồng giống nhau bề ngoài của các hiện tượng văn học. Điều quan trong hơn nhiều là phải tìm cho ra được tính quy luật của sự tương đồng giống nhau ấy… [46, tr.44]. Vì các hiện tượng văn học sẽ có những mối liên hệ về nguồn gốc và đặc điểm cơ bản nhất định.

Loại hình học và phương pháp loại hình là một trong những thành tựu quan trọng của các nhà nghiên cứu văn học Xơ viết. Ở Việt Nam, loại hình học và phương pháp loại hình trong nghiên cứu văn học đã được ứng dụng trong một số cơng trình của Trần Đình Sử, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Ngọc Vương và một số nhà nghiên cứu khác.

Loại hình học văn học là khoa học nghiên cứu về cơ chế hình thành và cơ sở tồn tại của một hiện tượng hoặc một nhóm hiện tượng văn học dựa trên một hệ thống ngun tắc vừa có tính đặc thù vừa mang tính phổ qt. Lí thuyết loại hình giúp làm rõ được cơ chế hình thành và cơ sở tồn tại của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

Cùng với loại hình học văn học, vấn đề loại hình học tác giả cũng rất đáng chú ý. Phương pháp loại hình là tiền đề lí luận để người viết triển khai Chương 3:

TIỂU KẾT

Hiện tượng song ngữ trong văn học là hiện tượng sáng tác bằng ngôn ngữ vay mượn song song với ngôn ngữ bản địa trong một nền văn học ở cùng một giai đoạn. Văn học trung đại Việt Nam cũng tồn tại hiện tượng song ngữ: đó là việc cùng một lúc sử dụng cả chữ Hán và chữ Nơm trong sáng tác.

Có nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn học trung đại Việt Nam, đặc điểm của văn học trung đại, về thi pháp, về các tác giả, thể loại, ngôn ngữ, nghiên cứu so sánh với các nền văn học khác trong khu vực có đề cập đến những khía cạnh của hiện tượng song ngữ ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhìn chung, các cơng trình ấy đều gặp nhau ở mấy điểm: thứ nhất, trong văn học trung đại Việt Nam có sự tồn tại và phát triển song song của hai thành phần văn học là thành phần văn học viết bằng chữ Hán và thành phần văn học viết bằng chữ Nôm; thứ hai, ở các thể loại có tính song ngữ chưa được phân tích một cách cụ thể như một hiện tượng vừa có tính đặc thù vừa có tính phổ qt, có quá trình hình thành, phát triển và quy luật vận động biến đổi riêng. Những cơng trình khảo sát kĩ lưỡng, cơng phu về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng, có thể mở rộng ra trong bối cảnh văn học các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán trong khu vực và thậm chí trong văn học tồn nhân loại vẫn cịn ở phía trước. Điều đó, càng kích thích chúng tơi đi vào đề tài đã chọn

Cơ sở lý thuyết của đề tài, bên cạnh những thành tựu về lý luận và thực tiễn của các đơn ngành như văn học, ngơn ngữ, so sánh văn học, loại hình học văn học,… cịn phải vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như liên ngành ngôn ngữ và văn học, liên ngành văn hóa và văn học,…

Trên đây là tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Những vấn đề các học giả, các nhà nghiên cứu đã triển khai có liên quan đến hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, luận án tiếp thu và kế thừa. Cùng với việc vận dụng các phương pháp, các lí thuyết là cơ sở lí luận của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu chính là nền móng để người viết xây dựng những ý tưởng tiếp theo.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w