PHÂN LOẠI BÀI SỐ LƯỢNG (bài) TỈ LỆ (%)
Bài 1 câu lục ngôn 49 39,2
Bài 2 câu lục ngôn 42 33,6
Bài 3 câu lục ngôn 19 15,2
Bài 4 câu lục ngôn 5 4
Bài 5 câu lục ngôn 5 4
Bài 6 câu lục ngôn 3 2,4
Bài 7 câu lục ngôn 2 1,6
Hai khảo sát trên cho chúng ta thấy rằng: vị trí của các câu lục ngơn rải đều và khơng cho thấy sự chênh lệch quá lớn nhưng cũng có thể thấy câu lục ngôn vần xuất hiện nhiều hơn ở vị trí các câu 1, câu 4, câu 5 và câu 6. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi đã thực sự tìm tịi, sáng tạo và có những cách tân nghệ thuật thuật táo
bạo ở thể thơ Đường luật viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Sự táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt trong việc cách tân thể loại này còn được Nguyễn Trãi thể hiện ở những bài thơ bát cú có từ năm đến bảy câu lục ngơn (10 bài). Chẳng hạn như hai bài thơ
Thuật hứng bài 22 và Tự thán bài 40 dưới đây:
Chụm tự nhiên một tấm lều, Qua ngày tháng lấy đâu nhiều. Gió tịn rèm thay chổi quét, Trăng kề cửa kéo đèn khêu. Cơm ăn chẳng quản dưa muối, Áo mặc nài chi gấm thêu. Tựa gốc cây ngồi hóng mát,
Lều hiu ta hãy một lều hiu.
(Thuật hứng bài 22)
Ngủ thì nằm, đói lại ăn,
Việc vàn ai hỏi áo bô cằn.
Tranh giăng vách nài chi bức, Đình thưởng sen năng có gian. Vườn quạnh dầu chim kêu hót, Cõi trần có trúc dừng ngăn. Già vuỗn lấy rượu phù khoẻ, Hoạ lại qn lịng khó khăn.
(Tự thán bài 40)
Những bài này tuy số lượng khơng nhiều nhưng có thể nói, nó thể hiện sự đổi mới, sự sáng tạo của nhà thơ, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trên phương diện một thể loại văn học. Sự thay đổi về số chữ, luật, niêm, nhịp so với thơ Đường luật của những bài thơ này, chúng ta có thể gọi nó một cái tên khác thay vì gọi thơ thất ngơn bát cú Đường luật xen lục ngơn, nên chăng gọi nó là thơ lục ngơn xen thất ngơn thì đúng hơn – Thơ Nơm lục ngơn xen thất ngơn của Nguyễn Trãi. Đây phải chăng là đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi, nhà “khai sơn phá thạch” cho một thể loại văn học dân tộc hóa thể loại tiếp thu, mở đường cho sự phát triển của thơ Nơm trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và khởi đầu hồn hảo cho hiện tượng song ngữ nói riêng. Kể từ đây, thơ Nơm và văn học Nơm có vị trí khơng hề kém cạnh thơ chữ Hán và văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.
Đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa, văn học dân tộc của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở đó. Trong thời đại mà Nguyễn Trãi đã sống từng xảy ra các cuộc giao lưu văn hóa. Vì thế ngơn ngữ tiếng Việt trong lúc vẫn giữ vững cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản thì tiếng Hán cũng xâm nhập vào nhiều. Đó có lẽ
cũng khơng phải là một điều khó hiểu. Nhưng có một điều đáng nói là ơng cha ta đã biết sử dụng những tinh hoa ấy để làm cho tiếng Việt càng đẹp càng phong phú thêm. Và điều đó phải kể đến cơng lao của Nguyễn Trãi. Ơng đã từng cố gắng Việt hóa những từ vay mượn. Chẳng hạn câu “Quân tử cố cùng” (nghĩa là người quân tử biết bền vững ngay trong lúc khốn cùng) thì trong thơ ơng lại viết:
Khó bền mới phải người quân tử Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu.
` (Trần tình bài 7)
Trong Quốc âm thi tập có rất nhiều bài thơ viết ít nhiều có thể cách tự do. Trong những bài thơ tám câu hoặc bốn câu, mà câu trúc đối xứng thì câu lục ngơn (6 chữ) xen kẽ với thất ngơn (7 chữ). Chẳng hạn như bài Bảo kính cảnh giới bài số 43 dưới đây:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn, tán rợp trương. Thạch lựu hiên, còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá, làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve, lầu tịch dương. Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng, Dân giàu, đủ khắp, địi phương.
Nhờ sự xen kẽ này mà nó nhấn mạnh được ý tình tạo cảm giác đột ngột. Trong bài Cây chuối, Nguyễn Trãi viết:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ, màu thâu đèm Tình thư một bức phong cịn kín Gió nơi đâu gượng mở xem.
Cũng vì tạo được sự xen kẽ mà thơ ơng có cấu trúc âm thanh nhịp điệu tương đối tự do. Thơ Nôm của Ức Trai không hề đơn điệu mà phù hợp với tâm hồn người Việt, cảm xúc chân chất, hồn nhiên nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nguyễn Trãi đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của văn học chữ Nôm. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ấy, Nguyễn Trãi đúc hết những tinh hoa văn hóa dân tộc cho đất nước.
Theo Lã Nhâm Thìn, trong ngơn ngữ thơ Nơm Nguyễn Trãi, “thành phần ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đời sống ngày một gia tang, thành phần ngôn ngữ ngoại nhập và ngôn ngữ sách vở ngày một thuyên giảm” [142, tr.202]. Trong đó, “bộ phận ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đời sống chiếm vị trí quan trọng nhất”. Một trong những cơng lao to lớn của Nguyễn Trãi là đã nâng ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đời sống thành ngôn ngữ văn học. Sự bổ sung và kết hợp của
ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ đời sống tuân theo một xu hướng vận động: giản dị, dễ hiểu, gần với đời sống.
Mặc dù trước Nguyễn Trãi, Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Nguyễn Biểu, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An, Hồ Quý Ly đều có sáng tác bằng song ngữ. Nhưng cứ liệu và di sản để lại của họ là rất ít ỏi. Phải đến Nguyễn Trãi, hiện tượng sáng tác bằng song ngữ Hán – Nơm mới thực sự hình thành với những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nơm có giá trị. Như vậy, có thể thấy rằng, đóng góp của Nguyễn Trãi đối với hiện tượng song ngữ là vô cùng quan trọng. Ông là người mở đường, người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
3.2.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.2.2.1. Những yếu tố về thời đại, gia đình, cuộc đời và con người có ảnh hưởng tới sáng tác bằng song ngữ
Về thời đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người chứng kiến cảnh
tranh giành quyền lực trong tông thất nhà Hậu Lê. Hết vua quỷ Lê Uy Mục bạo ngược lại đến vua lợn Lê Tương Dực dâm bơn. Trước khi ra ứng thí và làm quan dưới triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống ẩn cư một thời gian mấy mươi năm. Đến năm 44 tuổi, sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc, ơng đã ra ứng thí, thi đỗ trạng ngun và làm quan với nhà Mạc. Ông cũng là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn, chiến tranh chết chóc với các sự kiện tiêu biểu như Nguyễn Hồng cát cứ Đàng trong, nhà Lê trung hưng, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng rồi thời đại của vua Lê chúa Trịnh. Điều thú vị là ơng cũng chính là người góp phần kiến tạo nên những sự kiện đó với tài tiên tri của mình. Như vậy, có thể thấy rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng xuất hiện trên chính trường và văn đàn trong bối cảnh giao thời giữa hai triều đại Hậu Lê và nhà Mạc. Yếu tố giao thời ấy là đặc trưng về thời đại xuất hiện tác giả song ngữ tiêu biểu sẽ được chúng tơi trình bày trong phần Đặc điểm loại hình tác giả song ngữ.
Về gia đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân là một nhà nho, gia đình có nhiều
người đỗ đạt cao và làm quan to trong triều. Cha của ông là Nguyễn Văn Định, một người nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trên con đường khoa cử. Mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục. Bà là con gái của Nhữ Văn Lan, tiến sĩ triều Lê Thánh Tông. Bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số và lí học. Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi thi đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (tức trạng nguyên) khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ơng được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Cơng mà dân gian quen gọi ơng là Trạng Trình. Với truyền thống khoa bảng của gia đình, bản thân
lại là người được học hành bài bản và đỗ đạt cao, những yếu tố về xuất thân đó đã ảnh hưởng đến việc sáng tác bằng song ngữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Về cuộc đời, con người, trước khi ra ứng thí và làm quan dưới triều Mạc,
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống ẩn cư một thời gian mấy mươi năm cùng bạn bè đọc sách, ngâm thơ. Sau khi đỗ đạt, ra làm quan, được thời “xuất thế” Nguyễn Bỉnh Khiêm từng đem quân đi đánh dẹp khắp nơi để mang thái bình đến mn dân như một nhà nho hành đạo. Nhưng khi mất thời “xử thế” ông dâng sớ xin chém mười tám lộng thần, không được chấp nhận ông đã cáo quan về quê dạy học, làm thơ, trở thành một nhà nho ẩn dật với biệt hiệu Bạch Vân cư sĩ, học trị tơn xưng là Tuyết Giang phu tử. Thời kì dùi mài kinh sử trước khi đi thi, ra làm quan với nhà Mạc, hay khi cáo quan về ẩn cư tại quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm có điều kiện sống cuộc đời nơi thơn dã và gắn bó với người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Bạch Vân cư sĩ sáng tác thơ bằng chữ Nơm và thơ Nơm của ơng vừa bình dị vừa triết lí sâu sắc.
Về tư tưởng, quan niệm văn chương nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một
hiện tượng phức tạp khi trong tư tưởng của ông luôn có sự tồn tại của ba học thuyết tư tưởng và tôn giáo là Nho, Phật và Đạo. Quan niệm văn chương của ơng mang tính triết lí và giáo huấn cao. Đây là một điểm đáng chú ý trong sự thay đổi quan niệm về văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi từ trước đến nay, khi viết về những đề tài trang nghiêm, trang trọng và tao nhã, những vấn đề về nói chí, chở đạo, giáo huấn người ta thường sáng tác bằng chữ Hán, giờ đây ông lại viết bằng cả chữ Nơm.
3.2.2.2. Đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại chi hậu thế khoảng 180 bài thơ viết bằng chữ Nôm, khoảng 800 bài thơ viết bằng chữ Hán và nhiều sấm kí khác. Sáng tác văn chương của ơng có một phong cách riêng rất độc đáo – phong cách triết gia.
Bảng 3.2a dưới đây là kết quả khảo sát và thống kê số lượng tác phẩm theo thể
loại ở cả thành phần sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.