0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Ma trận SWOT cho cà phê bền vững tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM (Trang 59 -95 )

MA TRẬN SWOT CƠ HỘI: O

(OPPURTUNITIES)

- Có các chương trình cải tạo giống cà phê.

- Các tiêu chuẩn cà phê bền vững đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.

NGUY CƠ: T (THREATS)

- Một lượng lớn cà phê lâu năm cần được tái canh.

- Tình trạng thiếu lao động, chi phí sản xuất ngày càng tăng do vật tư có giá cao.

- Cà phê Robusta có giá trị thấp nhưng có nhiều tiềm năng về thị trường.

- Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cà phê sạch và chất lượng cao của người dân thế giới ngày càng cao. - Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng đế đầu tư phát triển cà phê bền vững

nhận thức, thói quen của người dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê.

- Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất dần lợi thế ngay tại thị trường trong nước.

- Những biến động về giá trên thị trường thế giới có tác động mạnh đến cà phê trong nước. - Tình trạng gian lận thuế GTGT ở Việt Nam phức tạp. ĐIỂM MẠNH : S (STREANGTHS) - Chất lượng cà phê Robusta được đánh giá khá tốt. - Cà phê Robusta Việt Nam dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu trong thời gian gần đây.

- Công nghệ chế biến cà phê nhân vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay, đều đã có mặt tại Việt Nam.

- Mở rộng việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cà phê sạch, chất lượng cao của người dân cũng như tận dụng hiệu quả nhất lợi thế về điều kiện tự nhiên

- Đấy mạnh hơn việc giới thiệu hình ảnh cà phê Robusta chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững ra thị trường trong và ngoài nước.

- Thực hiện tái canh cà phê theo hướng phát triển bền vững - Thực hiện phát triển bền vững cà phê theo hướng đồng bộ, hiện đại và toàn diện, bền vững ở mọi khâu:trồng trọt, chế biến, bảo quản thương mại.

- Chính phủ và cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể, cứng rắn để chống lại tình trạng gian lận thuế GTGT: như ban hành luật, nghị định... để xử lý đối với những đối tượng vi phạm.

- Có điều kiện tự nhiên đế phát triển cà phê bền vững: lợi thế về vùng đất đắc địa cho cà phê, có vị trí địa-chính trị thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ và phong phú (rừng, nước, không gian), có tài nguyên con người bao gồm tài nguyên trí tuệ, có sự đa dạng và nguyên sơ của văn hóa bản địa (đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên).

- Việt Nam giữ một vị thế tương đối là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập, áp dụng những phương pháp mới, công nghệ hiện đại vào việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam.

- Tận dụng lợi thế xuất khẩu, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu đến những thị trường mới tiềm năng trên thế giới.

- Cần chứng tỏ rõ những lợi ích và tầm quan trọng của việc phát triển bền vững cà phê mang lại để thay đồi được nhận thức, tư duy của người dân và doanh nghiệp trồng và chế biến cà phê. - Không chỉ giữ vững vị thế xuất khẩu cà phê trên thế giới, Việt Nam cần có những biện pháp để giúp các doanh nghiệp lấy lại được niềm tin đối với khách hàng trong nước để tạo được vị thế chắc chắn cả trong và ngoài nước.

- Thực hiện các biện pháp giúp người dân phát triển cà phê bền vững một cách toàn diện, đặc biệt là việc ứng dụng những công nghệ hiện đại để giảm chi phí lao động về người và sản xuất. ĐIỂM YẾU : O (WEAKKNESSS) - Chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu thấp và

- Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc phát triển cà phê bền vững một cách toàn diện để đáp ứng được các

- Thực hiện phát triển bền vững cà phê bền vững một cách toàn diện, đồng bộ, hiện đại nhằm tạo chất lượng cà phê cao và ổn

thiếu ổn định, chưa thật sự đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. - Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân Robusta, sản phẩm cà phê tiêu dùng xuất khẩu số lượng rất ít.

- Thương hiệu cà phê Việt Nam ít phát triển.

- Hệ thống thương mại còn thiếu chuyên nghiệp, xuất khẩu cà phê nhân chủ yếu qua trung gian và môi giới.

- Tỷ lệ tiêu thụ trong nước thấp nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá cà phê trên thế giới. - Phát triển cà phê không theo quy hoạch, chạy theo giá thị trường.

- Sản xuất cà phê chủ

tiêu chuẩn đề ra và tiến đến việc xây dựng ngành cà phê bền vững đồng bộ, hiện đại và bền vững ở mọi khâu. . - Đa dạng hóa hơn các chủng loại cà phê, có đề hướng cụ thể để phát triển bền vững từng chủng loại cà phê một cách tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. - Cần đẩy mạnh hơn hoạt động PR, quảng cáo nhằm khẳng thương hiệu cà phê Việt ra thị trường thế giới, đồng thời cũng nên làm nổi bật hơn yếu tố truyền thống, văn hóa bản địa của cà phê Việt nhằm tạo ra sự khác biệt nổi bật cho thương hiệu cà phê Việt.

- Đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ cà phê trong nước và kiểm soát để giảm tính biến động của giá cà phê.

- Cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ, đào tạo hướng dẫn cụ thể để tạo sự liên kết sự các hộ nhỏ lẻ nhằm giúp định nhằm tạo được vị thế vững chắc ở cả thị trường trong và ngoài nước. - Hỗ trợ, thực hiện các biện pháp phát triển hệ thống thương mại hiện đại nhằm giúp việc xuất khẩu dễ dàng từ người nông dân trực tiếp đến nhà xuất khẩu.

- Thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỉ lệ tiêu thụ trong nước nhằm tạo được vị thế vững chắc trong nước giúp giá cà phê được kiểm soát ổn định hơn và ít chịu ảnh hưởng từ giá cà phê thị trường thế giới hơn.

yếu ở nông hộ nhỏ lẻ nên khó áp dụng các quy chuẩn về chất lượng. phát triển cà phê bền vững dễ dàng áp dụng các quy chuẩn hơn. 2.4.2. Đào tạo

2.4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cần đặc biệt quan tâm để đạt được mục tiêu phát triển cà phê bền vững. Bên cạnh việc đào tạo chính quy thông qua các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng cần đào tạo những kĩ năng cần thiết cho người lao động sản xuất cà phê. Trong đó, chú ý sự gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Ngoài ra cũng cần có những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động đào tạo.

Công tác khuyến nông cần được coi trọng, tạo thuận lợi giúp người dân sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao, giảm thiệt hại rủi ro. Phổ biến các mô hình sản xuất cà phê sạch, cà phê cấp giấy chứng chỉ, các mô hình sản xuất cà phê nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan sâu bệnh. Đẩy mạnh phổ biến kỹ thuật, công nghệ cho người trồng cà phê thông qua những chương trình hành động cụ thể.

Một số giải pháp đào tạo

Đào tạo, hội thảo đầu bờ, huấn luyện, tấp huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng cà phê chất lượng cao cho người sản xuất cà phê.

Giáo dục cộng đồng thông qua các câu lạc bộ, hội sản xuất cà phê nhằm phổ biến các kiến thức phổ thông về kỹ thuật cho người sản xuất cà phê. Loại hình giáo dục cộng đồng hiệu quả cao, chi phí thấp và thiết thực, góp phần nâng cao trình độ cho người lao động.

Cần phát huy vai trò của các viện nghiên cứu cà phê, các trường đào tạo trong việc truyền bá những kiến thức chuyên môn đến người sản xuất cà phê nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật. Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, trao

đổi thông tin, bồi dưỡng kiến thức khoa học,kỹ thuật, quản lý, xuất bản các tài liệu về sản xuất cà phê.

Hướng dẫn cách thức sản xuất cho người nghèo. Phổ biến cho người nghèo sản xuất cà phê sử dụng công nghệ tiên tiến như cách sử dụng thuốc, hoá chất, cách thu hoạch cà phê đảm bảo tỷ lệ chín. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật đồng thời giúp hộ sản xuất cà phê trong việc tính toán giảm chi phí sản xuất và thông báo tình hình thị trường đến hộ sản xuất cà phê trong mùa vụ sản xuất từ đó giúp họ có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

2.4.2.2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất

Không chỉ giới hạn trong những kiến thức về canh tác, người nông dân cũng cần nắm rõ các kiến thức về thị trường, các quy định của pháp luật, và tác động về môi trường trong quá trình sản xuất cà phê nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như góp phần phát triển cà phê bền vững có hiệu quả. Do đó, cần đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê nhằm đáp ứng việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Phổ biến kịp thời nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành luật trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê, tạo điều kiện để họ sử dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Có hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, địa phương, đảm bảo tính khả thi. Xuất bản sách, tài liệu kỹ thuật, băng hình và qua các phương tiện thông tin đại chúng để chuyển tải đến người sản xuất cà phê các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin kinh tế, thị trường, giá cả.

Phát triển cà phê bền vững được xây dựng trên cơ sở những quan điểm mới, do đó cần tuyên truyền để người sản xuất cà phê phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cần loại bỏ những thói quen xấu có ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường sinh thái. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán những hành vi không dựa trên nguyên tắc bền vững. Áp dụng mọi hình thức giáo dục để mọi người có cách ứng xử cần thiết trong hoạt động sản xuất cà phê. Chẳng hạn như các hộ sản xuất cà phê phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy

định của địa phương, thực hiện các quy định về quản lý môi trường đất, nước và trình các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất,…

2.4.3. Kỹ thuật

2.4.3.1. Cải thiện chất lượng giống cây trồng

Để tăng hiệu quả trong quá trình canh tác cà phê, nông dân phải đạt được sản lượng cao hơn trên cùng một diện tích. Vấn đề sống còn trong việc phát triển cà phê là phát triển những giống cây cà phê mới, năng suất lớn hơn, và việc áp dụng máy móc hiện đại trong quá trình canh tác là điều rất quan trong.

Một trong những hạn chế về chất lượng của ngành cà phê Việt là chất lượng giống không cao. Hầu hết diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Đến nay các vườn cà phê đã bộc lộ nhiều nhược điểm như năng suất không cao, kích cỡ hạt nhỏ, nhiều cây bị bệnh gỉ sắt.

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống trong nước đã đạt được nhiều thành tựu, nhiều dòng vô tính chọn lọc có tiềm năng cho năng suất cao và có tính kháng đối với bệnh rỉ sắt. Ngoài ra các giống chọn lọc thường có tầm chín trung bình đến muộn, thường chậm hơn các giống bình thường khoảng 10-15 ngày, do đó thời vụ thu hoạch được chuyển vào mùa khô có nhiều thuận lợi cho việc chế biến. Những dòng vô tính này đã được nhân nhanh bằng các diện tích vườn gỗ chuyên sản xuất chồi ghép cung cấp cho sản xuất. Biện pháp ghép chồi thay thế các cây giống xấu đã được thực hiện thành công và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Để thúc đẩy nhanh việc thay đổi giống cà phê hiện nay cần đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi trong nhân dân.

2.4.3.2. Tối ưu hóa phân hữu cơ

Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…

Việc bón nhiều phân vô cơ, lãng phí là một chuyện nhưng vấn đề lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác mà không phải người nông dân nào cũng có thể nhìn ra nếu không được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. TS. Phan Việt Hà, Trưởng Bộ môn hệ thống nông lâm nghiệp – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên phân tích: Lạm dụng phân vô cơ không chỉ gây lãng phí, nếu dùng quá nhiều sẽ làm chết hệ vi sinh vật có ích, gây hiệu ứng nhà kính hoặc ngấm xuống đất làm ảnh hưởng đến môi trường. Theo thói quen, thông thường bà con nông dân bón phân làm 4 đợt: đợt 1 vào lần tưới thứ 2, đợt 2 vào đầu mùa mưa, đợt 3 giữa mùa mưa và đợt 4 vào cuối mùa mưa. Bón phân là yếu tố quan trọng và quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây cà phê nên sử dụng tối đa phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân vô cơ. Bón nhiều phân không phải là tốt, mà phải bón cân đối, bảo đảm: Bón đúng các loại phân cần thiết; bón đủ lượng; bón đúng thời kỳ; bón đúng phương pháp. Phân hữu cơ có thể có từ nhiều nguồn như: cành lá cà phê; phân chuồng; phân hữu cơ vi sinh. Bón phân hữu cơ có nhiều ưu việt: Trong phân hữu có có tất cả các loại dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg…); có thể tận dụng cành lá cà phê từ việc tạo hình cắt cành làm phân bón; làm cho đất tốt hơn; đất giữ được nhiều chất dinh dưỡng và nước hơn; giúp chống xói mòn đất. TS. Phan Việt Hà cũng khuyến cáo, để nâng cao hiệu quả bón phân thì nên cắt bỏ chồi vượt; cành vô hiêu; lấp đất sau khi bón để tránh phân bốc hơi; trồng cây chắn gió; cây che bóng lâu dài; cây họ đậu; tận dụng các chất hữu cơ trong vườn vùi (bón) lại cho đất.

2.4.3.3. Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê

Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng cà phê nhân xuất khẩu mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng mà thông thường nông dân chưa tính toán đầy đủ do hạt chưa phát triển đầy đủ. Hậu quả lâu dài của việc thu hái xanh là kéo dần thời vụ thu hoạch vào cuối mùa mưa gây nhiều bất lợi cho chế biến đồng thời làm tăng thêm nhu cầu nước tưới trong mùa khô. Cách đây 15- 20 năm, vụ thu hoạch thường được kết thúc sau tết Nguyên đán nhưng hiện nay phần lớn được kết thúc trong tháng 12 dương lịch.

Tập quán thu hoạch bằng cách tuốt tất cả các quả có trên cây từ quả xanh non đến quả chín, quả khô còn tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm nấm mốc trong sản

phẩm cà phê. Vì khi thu hái từ 1 lần với khối lượng từ 10 – 15 tấn quả tươi/ha thì không có một phương pháp chế biến nào cũng như không có loại sân phơi nào có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm cho sản phẩm có chất lượng cao.


Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM (Trang 59 -95 )

×