Quá trình phát triển lâu dài:

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 28 - 29)

Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm 1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh.

Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) lúc ban đầu được trồng ở ven sông. Cà phê Arabica thu được sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị hơn, nguyên gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ 800 - 2.000 m, và có nhiệt độ từ 18 - 23 độ bách phân. Trong khi đó cà phê Robusta (Mạnh khỏe), giống từ rừng xích đạo châu Phi, có hàm lượng gấp hai lần giống Arabica và thích hợp với nhiệt độ từ 22 - 26 độ và cần lượng nước mưa từ 1,5m - 2m/năm. Đợt thí nghiệm này không thành công, một phần vì đất đai định cư lâu không thích hợp cho việc mở rộng các đồn điền công nghiệp hóa, một phần vì chính trị không ổn định do không có quy chế thuộc địa. Thói quen ở đây lại là văn hóa trà như Trung Quốc.

Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát quy mô kỹ lưỡng về khí hậu và thổ nhưỡng cũng như những suy tính về xã hội, chính trị, người Pháp đem cà phê trồng thử nghiệm ở vùng Tây nguyên, đặc biệt là cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) và Đắk Lắk (Ban Mê Thuột), với đồn điền và chủ nhân là người Pháp, nhân công chủ yếu là người dân tộc. Ở Lang Biang thích hợp với giống Arabica hơn, còn ở Đắk Lắk là giống Robusta.

Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Nhà nước mở cửa thị trường ngành cà phê rất sớm và một số đại công ty cà phê quốc tế đã có mặt ở Việt Nam. Sự cạnh tranh trên thị trường

giúp cho nông dân tiêu thụ được hạt cà phê làm ra với giá tốt hơn. Từ việc đóng góp 0.1% vào sản lượng cà phê toàn cầu năm 1980, cà phê Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc khi đóng góp hơn 13% tổng sản lượng cà phê thế giới trong năm 2000.

Năm 2012 Việt Nam xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn cà phê đem về hơn 3.6 tỷ USD và trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới khi chiếm hơn 50% sản lượng cà phê Robusta toàn cầu. Các nhà rang xay lớn trên thế giới đang ngày một chú ý và quan tâm hơn đến thị trường cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 28 - 29)