Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 66 - 68)

Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng cà phê nhân xuất khẩu mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng mà thông thường nông dân chưa tính toán đầy đủ do hạt chưa phát triển đầy đủ. Hậu quả lâu dài của việc thu hái xanh là kéo dần thời vụ thu hoạch vào cuối mùa mưa gây nhiều bất lợi cho chế biến đồng thời làm tăng thêm nhu cầu nước tưới trong mùa khô. Cách đây 15- 20 năm, vụ thu hoạch thường được kết thúc sau tết Nguyên đán nhưng hiện nay phần lớn được kết thúc trong tháng 12 dương lịch.

Tập quán thu hoạch bằng cách tuốt tất cả các quả có trên cây từ quả xanh non đến quả chín, quả khô còn tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm nấm mốc trong sản

phẩm cà phê. Vì khi thu hái từ 1 lần với khối lượng từ 10 – 15 tấn quả tươi/ha thì không có một phương pháp chế biến nào cũng như không có loại sân phơi nào có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm cho sản phẩm có chất lượng cao.

Để chấm dứt tình trạng thu hái nhiều quả xanh, ngành cà phê cần có những chính sách vĩ mô nhằm:

- Điều chỉnh giá mua sản phẩm: Kiên quyết không mua sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh hoặc chỉ mua với giá rất thấp. Những người thu hái nhiều quả xanh sẽ bị thiệt hại nhiều so với thu hoạch quả chín.

- Áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu TCVN 4193:2005 cho toàn bộ sản lượng cà phê xuất khẩu. Tập quán bán hàng theo mẫu với các chỉ tiêu chính như: tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp chất và thủy phần như hiện nay không phản ảnh đầy đủ chất lượng của sản phẩm nhưng nếu áp dụng TCVN 4193:2005, sản phẩm từ quả xanh sẽ bị tính lỗi. Vì vậy chỉ có áp dụng tiêu chuẩn này mới có cơ sở hạn chế được sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh.

Cà phê quả tươi có tỷ lệ quả chín cao, ít tạp chất thì mua với giá cao. Quả xanh chiếm tỷ lệ cao, nhiều tạp chất thì giá thấp hoặc không thu mua. Tổ chức những nơi thu mua và chế biến tập trung (công ty, hợp tác xã, trung tâm chế biến) là biện pháp tổ chức để quản lý chặt chẽ chất lượng và giá cả thu mua.

Cà phê nhân sống khi thu mua phải theo tiêu chuẩn đã được quy định: độ ẩm, khuyết tật (đen, nâu, sâu, vỡ, đá, cành, mảnh vỏ, hạt bạc bụng,…). Chống tranh mua, tranh bán dễ dẫn tới cà phê của Việt Nam khi ra thị trường thế giới có chất lượng thấp .

Tiến tới thu mua cà phê nhân sống còn phải qua khâu thử nếm cà phê tách thì mới đánh giá chuẩn xác được chất lượng của lô hàng cà phê nhân (thơm, đậm đà, dịu, gắt, mùi đất, khét, mùi cỏ, nước cống rãnh,…).

Nguyên tắc chung: Chất lượng cao thì trả giá cao; Chất lượng thấp thì trả giá thấp. Có như vậy mới thực sự khuyến khích được người sản xuất có cà phê chất lượng cao. Hy vọng bằng giải pháp về giá cả và tổ chức quản lý mới có thể xoay chuyển được cái vòng luẩn quẩn của cà phê nước ta từ trước đến nay là chất lượng không ổn định, bị ép giá trên thị trường thế giới. Điều này cũng được các

chuyên gia thế giới đều thống nhất đánh giá: nếu thu hái và chế biến tốt thì cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 66 - 68)