Ở Thái Lan, hiện tại có 38% dân số làm trong ngành nông nghiệp làm nông nhỏ lẻ. Như phần lớn các vùng nông thôn trên thế giới có giá trị nông nghiệp nhỏ, các nông dân ở Thái Lan không kiếm được thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Thu nhập eo hẹp của từng hộ gia đình đã đẩy những vùng nông nghiệp này vào tình trạng khó khăn chung. Rất ít các chương trình xã hội đến được các vùng nông thôn nghèo này vì những vùng này nằm ở khu vực xa xôi, hẻo lánh cũng như là sự hạn chế lớn của công nghệ kỹ thuật tại các làng này. Có nhiều chương trình của chính phủ đã đến được các vùng này nhằm hỗ trợ các cộng đồng thông qua các đợt gây quỹ, hay các dạng của gói cho nông dân vay của chính phủ. Tuy nhiên, phần lớn các người nông dân lại không dám vay từ các gói này vì sợ khi mùa màng thất bát lại rơi vào cảnh nợ nần. Người dân tại các vùng nông thôn sẽ sẵn lòng nhận được sự trợ giúp nếu như sự họ không phải đi vay mượn tiền. Số lượng người lao động trong các vùng nông nghiệp quy mô nhỏ ngày càng giảm, bởi vì họ không thể trang trải cuộc sống chỉ với số tiền ít ỏi kiếm được sau mỗi mùa vụ. Rất nhiều người đã rời xa quê với hi vọng sẽ được học tập hây kiếm được một việc làm có thu nhập tốt hơn. Và kết quả là văn hóa của những vùng nông thôn này bị suy yếu. 50 năm trước, 80% dân số Thái Lan làm trong nông nghiệp với quy mô nhỏ. Đến ngày nay, số lượng lao động này chỉ còn một nửa.
Trước khi chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” được giới thiệu, Thái Lan trồng cây cà phê Robusta ở miền nam của đất nước. Với yêu cầu về độ cao thấp và nhiệt độ cao cho sản xuất cà phê Robusta đã giúp miền Nam Thái Lan có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê loại Robusta. Tuy nhiên trước đó, mục tiêu của chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” là hướng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là phía bắc của Thái Lan, khi mà vùng này đã trở thành nơi trồng cây thuốc phiện chính của đất nước. Với khí hậu lạnh, nhiều đồi núi của miền bắc Thái Lan, chương trình “Thay thế các cây nông nghiệp” đã giới thiệu giống cây cà phê Arabica cho nhiều khu vực tại miền bắc. Tuy nhiên có những trở ngại chung cho các vùng nông nghiệp nhỏ, còn lạc hậu mà miền Bắc Thái Lan phải đối mặt, đó là từng vùng, từng cộng đồng dân cư thì khác nhau về nhiều mặt, dẫn đến việc tiếp cân của Chương trình chính phủ gặp nhiều khó khăn. Mỗi vùng có lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển riêng nên trở ngại cơ bản nhất cho từng vùng là cách theo đuổi thành công và sự phát triển bền vững cuộc sống cũng khác nhau. Thay vì có chung một giải pháp cho tất cả các vùng nông thôn nhỏ ở miền Bắc Thái Lan, thì chương trình này có thê hỗ trợ như một khung gồm nhiều chương trình nhỏ và được kết hợp lại cho những yêu cầu đặc biệt tại các vùng đó, điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp chương trình hoạt động hiệu quả hơn. Với các tiếp cận này sẽ cho phép các công đồng dân cư nông thôn nhỏ vượt qua được các trở ngại một cách hiệu quả hơn. Và sự thành công của dự án là văn hóa, phong tục của các cộng đồng dân cư nông thôn nhỏ ở miền bắc Thái Lan sẽ được bảo tồn.
Có rất nhiều câu chuyên về sự thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nhiều công đồng dân cư làm nông khác nhau, những người trồng cà phê Arabica sau khi các chương trình trợ giúp của chính phủ đến với người dân. Có lẽ phần lớn những ghi nhận của cộng đồng miền bắc Thái Lan là những cộng đồng dân cư nhỏ sinh sống tại Doi Chaang, nơi mà những người dân đã bắt đầu trông cà phê từ những năm 1970. Trong những năm đầu 1990, nhiều ngôi làng trong khu vực đã tham gia hình thành Công ty Cà phê Doi Chaang và bán ra nhiều thị trường nội địa. Sự thành công của Thái Lan đã là tâm điểm chú ý của nhiều nhà đầu tư tư
bản và hiện tại Công ty Cà phê Doi Chaange đã giao dịch cà phê quốc tế. Sự thành công của những cộng đồng nông thôn nhỏ lẽ đã tạo dộng lực cho các cộng đồng dân cư khác học tập và làm theo.
Mô hình nông nghiệp theo quy mô nhỏ là một hướng đi khó cho tất cả các vùng nông thôn trên toàn thế giới. Tại Thái Lan, mô hình nông nghiệp theo quy mô nhỏ sử dụng nhiều lao động nhất. Trong quá khứ, các vùng miền Bắc Thái Lan đã trồng cây thuốc phiện để tăng nguồn thu nhập. Chính quyền Thái Lan đã hạn chế sản xuất cây thuốc phiện để mở đường cho sự phát triển của việc trồng cây cà phê Arabica. Tuy nhiên, trồng và bán cà phê dòng Arabica gặp nhiều khó khăn. Chính quyền Thái Lan chỉ đơn thuần giới thiệu cây cà phê cho các vùng phía bắc nhưng lại thất bại trong việc hiện thực hóa các quá trình sản xuất cà phê. Chương trình còn thất bại trong việc tính toán các yêu cầu cần thiết của từng vùng và không cung cấp đầy đủ những kiến thức giáo dục cần thiết để nông dân có thể vượt qua được những khó khăn trong quá trình trồng trọt. Tổ chức Raks Thai Foundation đã cố gắng xác định những vấn đề còn tồn đọng thông qua làm việc trực tiếp với những khu vực dân cư đang gặp khó khăn trong quá trình trồng cây cà phê từ đó nhận diện và vượt qua những khó khăn. Bằng việc nâng cao năng suất của cây cà phê, họ hi vọng sẽ đưa ra những khóa học để nâng cao kiến thức của nông dân, từ đó giúp họ vượt qua những khó khăn mà nông dân gặp phải.
2.4. Giải pháp đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam