Vai trò của chính phủ đối với phát triển cà phê bền vững tại Mexico

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 54 - 56)

2.3.2.2.1. Cải thiện tiếp cận các chứng nhận

Hoạch định chính sách phải tìm cách để giảm chi phí giao dịch liên quan đến chứng nhận cà phê bền vững cho người nghèo, người trồng quy mô nhỏ - những người dễ bị tổn thương nhất trước những biến động giá cả và tác động trực tiếp đến giảm độ che phủ của rừng. Một số giải pháp cho vấn đề này như để chính phủ trợ cấp chi phí chứng nhận hoặc sửa đổi tiêu chuẩn chứng nhận để làm cho chúng phù hợp hơn cho nông dân quy mô nhỏ.

Nhiều nông dân sản xuất cà phê có che bóng quy mô nhỏ tại khu vực phía Nam và Sierra Coast cũng như các khu vực khác của Mexico đã đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững, bao gồm cả những chứng nhận hữu cơ. Họ đã trồng cà phê dưới tán cây rậm rạp, đa dạng và sử dụng phân vi sinh lên men từ vỏ cà phê mà không sử dụng phân hóa học. Ngoài ra, cây bóng mát và cây bụi tại vườn cà phê cùng với thảm thực vật thân thảo có tác dụng điều hòa lượng mưa và bảo vệ đất dốc chống xói mòn. Điều này đáp ứng được các yêu cầu của chứng

nhận hữu cơ. Thật không may, nhiều chương trình cà phê bền vững vẫn còn yêu cầu người trồng đạt quy mô phù hợp.

2.3.2.2.2. Chương trình chính phủ bổ sung

Nhận thầy giá cả cà phê có chứng nhận không đủ để làm cho cà phê tạo ra lợi nhuận đối với hầu hết nhà sản xuất, chính phủ Mexico đã có các chương trình hỗ trợ giúp nhà sản xuất đạt một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý hơn từ sản xuất cà phê. Hai chương trình hàng đầu của chính phủ Mexico thực hiện sau cuộc khủng hoảng cà phê 2001-2002 là: Quỹ bình ổn giá, cung cấp một mức giá được đảm bảo cho người sản xuất bán cà phê của họ thông qua những người mua đã đăng ký; và Quỹ hỗ trợ năng suất, cung cấp khoản thanh toán cho mỗi ha để giúp các nhà sản xuất đáp ứng các chi phí khai thác. Thông qua các chương trình hỗ trợ khác, người nộp thuế Mexico sẽ trả tiền để duy trì các thuộc tính xã hội, kinh tế và môi trường liên quan đến sản xuất cà phê.

Mặc dù vậy, cả hai chương trình đều có điểm yếu. Nông dân tham gia vào Quỹ bình ổn giá được thanh toán phần chênh lệch giữa giá thị trường và một mức giá được đảm bảo. Tuy nhiên, giá đảm bảo được cung cấp bởi chương trình không đủ để bù đắp chi phí sản xuất và tiếp thị. Ngoài ra, nghiên cứu về tác động của Quỹ bình ổn giá trong khu vực phía Nam và Sierra Coast cho thấy rằng chương trình chỉ đạt 27 phần trăm trong số khoảng 33.000 người trồng cà phê trong khu vực đó trong mùa vụ 2002-2003, năm thứ hai của chương trình hoạt động . Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng một số nông dân không tham gia bởi vì họ phải đối mặt với chi phí giao dịch cao do những người chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện chương trình đã cắt giảm các trợ cấp cho các chi phí này.

Mặc dù Quỹ Hỗ trợ Năng suất được tạo ra để thúc đẩy cải thiện năng suất như đầu tư cho phân bón và cắt tỉa nhưng trong thực tế nó đã không có tác dụng này. Do chưa có cơ chế để xác minh đầu ra, vì vậy chương trình thanh toán được thực hiện cho mỗi ha. Hơn nữa, các nhà sản xuất nhận được trợ cấp cho dù họ có thu hoạch hay không.

2.3.2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ phát triển cà phê bền vững tại Mexico

Cà phê bền vững tại Mexico cũng gặp phải những thách thức tương tự như những khó khăn hiện nay mà Việt Nam phải đối mặt như vấn đề đảm bảo chất lượng, chi phí đăng ký và duy trì chứng nhận cà phê bền vững. Điều đáng lưu ý là tại một số nơi tại Mexico có những nền tảng cho việc phát triển bền vững cà phê như sử dụng cây che bóng, phân vi sinh. Từ đó cho thấy người dân Mexico đã có nhận thức về phát triển cà phê bền vững.

Chính phủ Mexico đã có vai trò đáng kể trong các chương trình hỗ trợ người nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ đạt được chứng nhận bền vững. Điều này thể hiện qua hai chương trình là Quỹ bình ổn giá và Quỹ hỗ trợ năng suất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý nhược điểm của các chương trình này như thiết kế và thực hiện cũng như giám sát, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)