Giá cả phụ thuộc thị trường thế giới:

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 34 - 37)

Mặc dù Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối robusta nhưng giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào giá thế giới, đặc biệt là sàn giao dịch Luân Đôn. Giá cà phê nguyên liệu lên xuống bất thường. Tuy vậy người trồng cà phê Việt Nam vài năm nay đã biết cách không làm cho tình hình tồi tệ hơn, họ đã không bán ra một cách ồ ạt khi thu hoạch rộ.

2.2.1.4.1. Giá xuất khẩu:

Hình 7 Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hơn 2 năm trở lại đây nhưng người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn hoạt

động khá tốt và thu được lợi nhuận trong 3 năm qua khi giá xuất khẩu thường trên 1.900USD/tấn. Tuy nhiên, sản lượng mùa vụ 2013/14 ước tính cao đã tạo ra những áp lực lên giá cà phê trong và ngoài nước. Vì thế, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm đáng kể từ tháng 10 năm nay, và tính đến 31 tháng 10 năm 2013 giá giảm chỉ còn 1.529USD/tấn (FOB Hồ Chí Minh). Theo một số báo cáo, giá cà phê giảm khoảng 100USD/tấn chỉ trong 1 tuần từ 23 đến 31 tháng 10 do giá cà phê thế giới giảm mạnh.

Theo số liệu của Reuters, vào ngày 12 tháng 11 vừa qua, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam được chào mua ở mức 1.468 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 15/6/2010. Bằng thời gian này năm ngoái, cà phê robusta của Việt Nam được chào xuất khẩu ở mức giá thấp hơn 40-60 USD/tấn so với cà phê giao sau ở London. Sau đó, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chuyển sang cao hơn giá cà phê giao sau ở London từ đầu tháng 3 năm nay, sau đó lại chuyển sang thấp hơn so với giá London trong mấy ngày gần đây.

Hình 8 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

2.2.1.4.2. Giá cà phê trong nước:

Hình 9 Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Bảng 3 Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2012/13 Đơn vị: VNĐ/kg T10/ 2012 T11/ 2012 T12/ 2012 T1/ 2013 T2/ 2013 T3/ 2013 T4/ 2013 T5/ 2013 T6/ 2013 T7/ 2013 T8/ 2013 T9/ 2013 Giá trung bình trong mùa vụ 2012/13 Đăk Lắk 41.246 38.190 38.057 39.236 40.920 44.191 43.005 42.504 39.078 39.727 39.122 36.635 40.159 Lâm Đồng 41.085 38.010 37.929 39.027 40.720 43.991 42.732 42.317 38.811 39.355 38.726 36.300 39.917 Gia Lai 41.165 38.090 37.952 39.182 40.820 44.091 42.859 42.383 38.817 39.659 39.222 36.785 40.085 Đắk Nông 41.177 38.090 37.967 39.182 40.820 42.050 40.873 42.409 38.822 39.641 38.822 36.455 39.692

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 21.036 VNĐ; Tỷ giá ngày 31 tháng 3 năm 2013 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Mùa vụ 2012/13, giá cà phê Robusta trung bình tại Đăk Lăk ở mức 40.159VNĐ/kg (1,91USD) và tại Lâm Đồng là 39.917VNĐ/kg (1,90USD). Tuy nhiên, mức giá này giảm 1% so với mùa vụ trước và giảm 7% so với mùa vụ 2010/11.

Tháng 3 năm nay, giá cà phê trong nước đều tăng đồng loạt tại các khu vực trồng cà phê chính do những lo ngại về đợt hạn hán tại Tây Nguyên. Tại thời điểm đó, giá cà phê trong nước tăng lên 44.000-45.000VNĐ/kg trước khi bắt đầu sụt giảm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 vì mùa mưa bắt đầu và vụ thu hoạch có triển vọng sáng sủa hơn. Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm từ tháng 5 đến tháng 10 theo xu hướng giá xuất khẩu và giá cà phê thế giới giảm.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 34 - 37)