Trồng cây che bóng và chắn gió và kết hợp trồng xen trong Phát triển cà

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 69 - 71)

triển cà phê bền vững

Các vườn cà phê thường được thâm canh cao độ (với lượng phân bón, lượng nước tưới rất cao) và hầu như không có cây che bóng đã kích thích cây phát huy hết tiềm năng năng suất nhưng đồng thời cũng khiến cây dễ bị kiệt sức sau vài vụ bội thu. Cây che bóng có tác dụng phòng hộ cho vườn cà phê với tác dụng điều

hòa tiểu khí hậu trong vườn cây, giảm thiểu lượng nước tưới trong mùa khô, cung cấp một phần chất dinh dưỡng thông qua cành lá được rong tỉa hàng năm, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất cây trồng chính (không có năng suất quá cao hoặc quá thấp). Ngoài ra cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, vì cà phê là loại cây thích hợp với ánh sáng tán xạ, yêu cầu được che bóng nhất định; ánh sáng tán xạ làm kéo dài thời gian chín của quả cà phê, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp chất thơm cần thiết của hương vị cà phê. Chính tác dụng điều tiết năng suất của cây che bóng là một trong những nguyên nhân khiến nông dân loại bỏ cây che bóng để đạt được năng suất cao với chế độ thâm canh cao. Những biến động về thời tiết đặc biệt là giá cà phê trong những năm gần đây cho thấy tình trạng độc canh cây cà phê với mức thâm canh cao độ đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Trong tình trạng thu nhập của nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào giá cà phê, chi phí sản xuất ngày càng cao (sâu bệnh ngày càng nhiều, nguồn nước ngày càng khan hiếm, giá vật tư tăng cao không ngừng) khi giá cà phê xuống quá thấp, đời sống của người sản xuất cà phê bị giảm sút nghiêm trọng.

Để vườn cây phát triển bền vững cũng như giảm chi phí sản xuất cần thiết phải tái lập hệ thống cây che bóng cho vườn cà phê. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khó thuyết phục được nông dân trồng cây che bóng đơn thuần chỉ có tác dụng che bóng vào vườn cà phê vì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Giải pháp mang tính khả thi là chọn lựa những cây có tác dụng vừa cho sản phẩm thu hoạch vừa có tác dụng che bóng. Biện pháp trồng xen cho phép khai thác hợp lý đất đai và không gian (nhiều tầng sinh thái), ngoài ra còn có tác dụng rải vụ thu hoạch. Kết quả điều tra của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy nếu trồng xen tiêu vào vườn cà phê bằng cách cho tiêu bám trên cây keo dậu có thể tăng thêm thu nhập từ 15 - 20%, mô hình trồng xen sầu riêng (mật độ 40 cây/ha) trong vườn cà phê làm tăng thêm thu nhập từ 24-30% (năng suất cà phê có thể bị giảm từ 30 - 36%).

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 69 - 71)