Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 78 - 95)

Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa là một hướng đi quan trọng để giảm rủi ro, hạn chế sự phụ thuộc và thị trường cà phê thế giới thươờngxuyên biến động. Sản phẩm cà phê được chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước cao là cơ sở quan trọng để chủ động xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Các nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế mức tiêu thụ nội địa là:

- Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê vẫn có xu thế hướng ngoại, chưa coi trọng thị trường trong nước.

- Yêu cầu về chất lượng, chủng loại cà phê của người tiêu dùng trong nước chưa cao để tạo áp lực cải tiến công nghệ chế biến cà phê thành phẩm. Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê (tạo năng lượng, tốt cho sứckhỏe, văn hóa, phong cách…) còn chưa rõ ràng.

- Công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế, chủng loại cà phê tiêu dùng trong nước ít, chất lượng còn hạn chế, chưa tạo thế mạnh để lôi cuốn người tiêu dùng.

Các giải pháp có thể thực hiện gồm có:

Một là, tăng cường các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong nước về mặt hàng cà phê, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Các nghiên cứu sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung thiết lập chiến lược marketing phù hợp đồng thời nghiên cứu sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

Hai là, có chiến lược marketing phù hợp trên cơ sở những quan điểm đã được người tiêu dùng thừa nhận (mang lại sự thư giãn, tỉnh táo và thưởng thức) và xu hướng tiêu dùng (vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe).

Ba là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê dựa trên những giá trị lợi ích mà cà phê mang lại; Gắn yếu tố văn hóa và phong cách sống năng động, hiện đại với việc tiêu dùng cà phê.

Bốn là, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng, đa dạng hóa chủng loại (cà phê bột theo từng loại gu khác nhau, cà phê hòa tan, cà phê lon…), nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.

Năm là, coi trọng việc giữ vững uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị cung cấp và kinh doanh cà phê tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cộng đồng để hạn chế sự thua thiệt về giá, nâng cao vị thế và uy tín của cà phê Việt Nam trước các đối tác nước ngoài. Muốn vậy phải phát triển hài hòa, nâng cao hiệu quả cả 3 kênh thương mại chính cho cà phê là thương mại truyền thống; thương mại điện tử và kênh thương mại thông qua các sở giao dịch hàng hóa với hợp đồng kỳ hạn (giao sau) cà phê.

PHẦN 3. KẾT LUẬN

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngày càng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng thế giới, xu hướng tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến lợi ích sản phẩm mang lại cho họ mà còn quan tâm đến các vấn đề về xã hội, môi trường xung quanh sản phẩm đó. Xu thế này mở ra cơ hội phát triển cho những thương hiệu, nhãn hiệu bền vững trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Người tiêu dùng cà phê sẵn sàng giá cao hơn đối với các loại cà phê đảm bảo các tiêu chí về mùi vị, cũng như được sản xuất bằng các phương pháp giảm thiểu suy thoái môi trường và bất công xã hội. Để phục vụ cho nhu cầu này, cần có các tổ chức của bên thứ ba xác nhận rằng cà phê có những đặc điểm như vậy. Một phần giá trị tăng thêm để đảm bảo các tiêu chí trên sẽ được chuyển cho người trồng. Do đó, giấy chứng nhận đại diện cho một cơ chế để gia tăng lợi nhuận cho người trồng.

Phân khúc thị trường cà phê bền vững phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên sự phát triển này lại theo nhiều chiều hướng khác nhau. Và do đó, các nhà sản xuất, khách hàng nói riêng và cả ngành cà phê nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, lựa chọn sản phẩm phù hợp hay xác định xu hướng trong phân khúc này. Mặc dù phát triển bền vững mang tính tự nguyện và không có quy định pháp luật cụ thể nào cho cà phê bền vững, tuy nhiên đây dần trở thành yêu cầu trọng yếu bên cạnh chất lượng sản phẩm.

Cũng như các loại cà phê thông thường, giá cả cà phê có chứng nhận chịu điều tiết của quy luật cung cầu, và không được đảm bảo sẽ được hưởng mức giá ưu đãi (premium) do với phần lớn người tiêu dùng, chất lượng của sản phẩm quan trọng hơn nhiều so với chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn bền vững hay đạo đức. Mặc dù vậy, các chứng nhận này góp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho cà phê, và bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ trong quá trình sản xuất, nó góp phần củng cố chất lượng tự nhiên của cà phê. Hơn thế nữa, khi áp dụng đúng các quy trình chứng nhận bền vững này, sản lượng vườn cà phê sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, và từng bước làm giảm ô nhiễm môi trường. Với các chứng

nhận trên, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể.

Tại Việt Nam, mô hình cà phê bền vững đã và đang phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng xuất phát từ nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước. Hiện nay, mức xuất khẩu cà phê có chứng đơn sản xuất bền vững chỉ đạt khoảng 8 – 10%, tức khoảng 100.000 – 150.000 tấn/ năm. Mục tiêu đặt ra tới năm 2015, mức xuất khẩu cà phê có chứng đơn sản xuất bền vững sẽ đạt mức 25%. Hiện nay tiêu chuẩn có số lượng đạt nhiều nhất là tiêu chuẩn 4C, thấp hơn là UTZ và chỉ có một lượng nhỏ đạt các chứng chỉ Rainforest, Fairtrade và Organic.

Tuy nhiên, mô hình cà phê bền vững tại Việt Nam cũng chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, con đường để cà phê Việt Nam thật sự đạt được tiêu chí bền vững còn rất dài. Để đạt được mục tiêu xây dựng mô hình cà phê bền vững hoàn thiện hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía: người sản xuất, cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu, hiệp hội cà phê và người tiêu dùng trong nước. Và cần phải thực hiện hoàn thiện hóa trên nhiều phương diện:

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu nâng cao nhận thức của người sản xuất, cải thiện tay nghề cho lao động.

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật: cải thiện chất lượng giống, tối ưu hóa phân hữu cơ, đổi mới thiết bị, công nghệ.

+ Sử dụng tài nguyên hợp lý: phải có kế hoạch sử dụng tài nguyên để đảm bảo cho sự phát triển cà phê bền vững.

+ Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ các hộ sản xuất cà phê để nâng cao nhận thức, cải tiến quy trình sản xuất, xây dựng mô hình phát triển bền vững hoàn thiện. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho đầu ra của sản phẩm.

Hy vọng đề tài này sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát về cà phê bền vững hiện nay cũng như định hướng phát triển cho ngành cà phê Việt Nam trong tương lai.

PHỤ LỤC 1:TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ:

Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.

Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ vàkahveh đến từ qahwa của tiếng Ả Rập.

Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là

• Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, cà phê Blue Mountain; • Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối;

• Coffea excelsa (Cà phê Liberia) - cà phê mít.

Với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.

Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỷ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò

than. Hiện nay người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng than ngon hơn.

Trong kỹ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời gian nhanh (khoảng 204 đến 260 °C trong vòng 5 phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.

Người ta có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến 11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những cách rang kỹ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.

Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: làm khô bằng cách đông lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.

Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở London và New York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính.

Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia,

Uganda, Costa Rica, Peru và El Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức,Pháp, Nhật Bản và Ý.

Hạt cà phê Arabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Hạt cà phê Robusta được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và ở một mức độ nào đó là Brasil.

Hạt cà phê từ các quốc gia và khu vực khác nhau có thể phân biệt được bằng sự khác biệt trong hương vị, mùi thơm, tính axit. Sự khác biệt về vị không chỉ phụ thuộc vào khu vực trồng cà phê mà còn phụ thuộc vào các giống cà phê và cách chế biến.

PHỤ LỤC 2:MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGÀNH CÀ PHÊ

Cà phê nói chung được các nước xuất khẩu bán ra thông qua các nhà buôn quốc tế. Thương mại quốc tế đóng một vai trò sống động trên thị trường và phân phối cà phê thế giới. Về cơ bản thương mại cà phê đã giúp cho luồng hàng từ các nước xuất khẩu đưa đến cho các nhà rang xay.

Trong buôn bán cà phê người ta còn sử dụng thị trường tương lai làm hàng rào bảo vệ phòng chống rủi ro, và cũng là để hướng dẫn về giá cả. Các nhà buôn chào hàng và cung cấp cho các nhà rang xay rộng rãi cà phê vận chuyển đi trong thời gian từ 1-18 tháng trong tương lai.

Thị trường tương lai hay còn gọi là thị trường kỳ hạn (bắt nguồn từ tiếng Pháp: marché à terme) ra đời vì những rủi ro về giá cả, không có rủi ro về giá thì có nghĩa là không có chức năng cho thị trường tương lai.

Bên cạnh vấn đề chung của thị trường tương lai như thế người ta cũng quan tâm ngày càng nhiều hơn đến thị trường đặc biệt, thị trường ngách. Nhiều loại cà phê chỉ phù hợp cho việc đấu trộn hoặc chế biến thành các mặt hàng với sản phẩm cuối cùng là cà phê vô danh. Những loại cà phê ấy không thể nhận được giá với giá trị gia tăng mà chỉ được bán với giá trong điều kiện thị trường.

Một số loại cà phê có thể bán được giá cao do đặc trưng hương vị của nó và được thưởng thích hợp như cà phê Blue Mountain của Jamaica, Kona của Hawaii, cà phê đầu bảng AA của Kenya và Antiguas của Guatemala. Năm 2001, giá cà phê từ Jamaica cao gấp 13 lần loại cà phê trung bình của loại “dịu khác” và 16 lần so với giá trung bình của cà phê của tất cả các nguồn khác. Cà phê đầu bảng của Kenya bán được giá gấp hơn 2 lần các loại khác.

Thuật ngữ cà phê đặc biệt khởi nguồn từ Hoa Kỳ, họ dùng để chỉ loại sản phẩm cà phê được bán cho những quán cà phê qua hàng thập niên. Thuật ngữ cà phê hảo hạng (gourmet coffee) cũng được dùng nhưng ngày nay từ hảo hạng cũng còn được dùng cho nhiều loại sản phẩm khác không liên quan.

Cà phê đặc biệt là chỉ cả các loại cà phê hạt nguyên và cà phê để uống bán trong các quán cà phê. Nó chỉ loại cà phê chất lượng cao hơn cả loại có nguồn gốc đơn nhất hoặc cà phê pha trộn.

Khi nhiều loại cà phê của các chủng loại cà phê đại trà có những loại cà phê có thể hạn chế về khối lượng cung cấp nhưng có hương vị rất đặc biệt, nó hấp dẫn những nhóm người tiêu dùng khác nhau và nó được bán ra có tiền thưởng cao hơn các loại cà phê đại trà khác và khi những người sản xuất và những nhóm người tiêu dùng ấy gặp nhau thì lúc đó hình thành các thị trường ngách (niche market).

Có hai yếu tố chủ yếu cho một loại cà phê có thể hình thành thị trường ngách, đó là: chất lượng và khả năng cung cấp. Cụm từ chất lượng ở đây là một thuật ngữ chủ quan nó có nghĩa là các loại hàng hóa khác nhau cho những con người khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 78 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)