Phát triển cà phê bền vững tại Indonesia

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 56 - 57)

Trước năm 2000, Inđônêxia đứng ở vị trí thứ hai. Sau đó, do diện tích cà phê già của Inđônêxia lớn, không tái canh kịp nên Việt Nam vươn lên vị trí này.

Mặc dù giá cà phê xuống mức thấp nhưng do nguồn cung hạn chế nên cà phê có chất lượng cao vẫn được giao dịch ở mức cộng rất cao so với giá trên sàn London, điển hình như loại Lampung G4 của Indonesia được chào với mức cộng 300 USD/tấn, tuy chưa thể bằng mức cộng kỷ lục cộng 500 USD/tấn của năm 2011 nhưng cũng là mức rất cao so với những niên vụ trước đó, và xu hướng cà phê vẫn sẽ được bán ở mức cộng chứ không theo mức trừ lùi nữa. So với cà phê Indonesia, cà phê Việt Nam vẫn chỉ được bán ở mức cộng 60 – 80 USD/tấn, thậm chí có lúc chỉ còn 20 – 40 USD/tấn.

Indonesia đang thực hiện rất tốt cơ chế tài trợ, đảm bảo ổn định giá giúp nông dân cà phê phát triển sản xuất. Mô hình đang được ứng dụng tại đây rất hiệu quả trong việc giải phóng tư duy ngắn hạn của nông dân, khi các chủ thể liên quan ngành cà phê cần thiết cộng tác tạo ra cơ chế hữu hiệu trên cơ sở phối hợp giữa định chế ngân hàng-doanh nghiệp thu mua-doanh nghiệp cung cấp phân bón-hợp tác xã cà phê giúp nông dân tái sản xuất.

Indonesia đang thực hiện tốt Tích hợp hoá nông-công nghiệp cà phê với văn hoá, giáo dục, y tế giúp nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất-tinh thần của nông dân, công nhân làm ra cà phê giúp họ gắn bó với nghề hơn. Cụ thể: công nghiệp chế biến sạch gắn liền vùng nông nghiệp (clean agroprocessing zone) đang phổ biến từ các nước nông - công nghiệp tiên tiến Mỹ, Phần Lan, Đức..., các quốc gia mới nổi như Nga, Brazil… đến các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines. Đây là xu thế mà các nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp, các chủ thể liên quan lợi ích từ hạt cà phê cần chung tay xây dựng các mô hình nông - công nghiệp cà phê tích hợp kiến tạo nền tảng an sinh xã hội rất tốt tại chỗ sẽ giúp người nông dân an tâm canh tác, gắn bó với cây cà phê dài hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 56 - 57)