Không chỉ giới hạn trong những kiến thức về canh tác, người nông dân cũng cần nắm rõ các kiến thức về thị trường, các quy định của pháp luật, và tác động về môi trường trong quá trình sản xuất cà phê nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như góp phần phát triển cà phê bền vững có hiệu quả. Do đó, cần đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê nhằm đáp ứng việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Phổ biến kịp thời nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành luật trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê, tạo điều kiện để họ sử dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Có hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, địa phương, đảm bảo tính khả thi. Xuất bản sách, tài liệu kỹ thuật, băng hình và qua các phương tiện thông tin đại chúng để chuyển tải đến người sản xuất cà phê các chủ trương, chính sách của Nhà nước, các thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin kinh tế, thị trường, giá cả.
Phát triển cà phê bền vững được xây dựng trên cơ sở những quan điểm mới, do đó cần tuyên truyền để người sản xuất cà phê phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cần loại bỏ những thói quen xấu có ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường sinh thái. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán những hành vi không dựa trên nguyên tắc bền vững. Áp dụng mọi hình thức giáo dục để mọi người có cách ứng xử cần thiết trong hoạt động sản xuất cà phê. Chẳng hạn như các hộ sản xuất cà phê phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy
định của địa phương, thực hiện các quy định về quản lý môi trường đất, nước và trình các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất,…