gần đây.
2.2.2.3.1. Tại Tây Nguyên
Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng (CDC) triển khai đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân nòng cốt về sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Dự án "Sản xuất cà phê bền vững được cấp chứng nhận tại Tây Nguyên" này do Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là nhằm mở rộng diện tích sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
CDC tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và nông dân nòng cốt về kỹ thuật trồng, thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê, an toàn vệ sinh lao động và sơ cấp cứu và 01 trong 03 quy trình kỹ thuật thâm canh cà phê bền vững (Bộ Quy tắc 4C, Bộ Nguyên tắc UTZ CERTIFIED, Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho cà phê tại Việt nam). Trong mỗi 4 ngày tập huấn thì 2 ngày học lý thuyết, 1 ngày thực hành trên vườn cây và 1 ngày tham quan mô hình sản xuất cà phê có chứng nhận.
2.2.2.3.2. Tại các tỉnh nói riêng
Đăk Lăk cũng có những chương trình hội thảo, đào tạo về phát triển cà phê
bền vững cho người nông dân. Mà cụ thể là Đăk Lăk vào ngày 28 và 29/6/, tại TP. Buôn Mê Thuột, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và Cty Tư vấn EDE phối hợp tổ chức hội thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.
Tại buổi hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến ngành cà phê đã được các đại biểu đưa ra thảo luận cũng như chia sẻ những kinh nghiệm để đưa ngành cà phê Việt Nam ngày càng phát triển hơn, trong đó nổi bật là vấn đề mô hình sản xuất cà
phê bền vững. Đa số các đại biểu đều mong muốn mô hình sản xuất cà phê bền vững tại Tây Nguyên cần được nhân rộng ra nhiều nơi.
Từ năm 2004, tập đoàn Nestlé đã cùng với Neumann Gruppe và GTZ tài trợ dự án “Khuyến khích sản xuất cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk”. Dự án đã tích cực đẩy mạnh các phương pháp trồng trọt thực tế nhằm sản xuất cà phê bền vững tại huyện Krông Pak với việc chú trọng vào tiềm năng kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Hàng năm, tập đoàn Nestlé mua 20% - 25% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam để sản xuất sản phẩm NESCAFÉ tại các nhà máy của tập đoàn trên khắp thế giới. Nestlé cam kết xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững và đã tham gia vào một số dự án cà phê tại Việt Nam nhằm cải thiện việc trồng cà phê, hỗ trợ kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cho nông dân. Nestlé cũng đã xây dựng Trung tâm Kiếm tra chất lượng cà phê xanh của mình tại Đồng Nai để thực hiện việc kiểm tra chất lượng hạt cà phê bằng phương pháp hiện đại, trước khi đưa số cà phê này tới các nhà máy chế biến của tập đoàn trên toàn thế giới.
Lâm Đồng: vào ngày 14-2-2014, Hội người sản xuất cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạt động. Theo ông Trần Duy Việt – chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, việc thành lập hội có giá trị làm tăng diện tích sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ; đồng thời tăng sản lượng cà phê xuất khẩu và có kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê sạch chất lượng cao. Hiện Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp đang hỗ trợ sản xuất và bao tiêu cà phê chất lượng cao với tổng diện tích hơn 40.000ha. Ngoài ra, theo đề án thành lập, hội còn cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tham gia điều chỉnh cách dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hợp lý, phát triển công nghệ thu hái và bảo quản sau thu hoạch, đào tạo nông dân trở thành người sản xuất am hiểu về cà phê, lập các kênh thông tin thị trường và đảm bảo giá bán phù hợp với chi phí sản xuất.