Sử dụng đất hợp lý cho việc Phát triển cà phê bền vững bắt nguồn từ độ phì nhiêu thực tế của đất, phát huy độ phì nhiêu thực tế chính là để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư và góp phần giải quyết khó khăn trong cân đối đầu tư. Đầu tư bón phân hữu cơ một cách đúng đắn cho cây cà phê vừa có hiệu quả cao lại vừa trả lại chất dinh dưỡng cho đất để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Do vậy cần áp dụng công nghệ tiên tiến trong sử dụng đất đối với cây cà phê. Cụ thể, cần giải quyết hiệu quả chống xói mòn rửa trôi và cân đối dinh dưỡng cho cây cà phê; chuyển đổi các diện tích cà phê sang các loại cây trồng khác ở trên đất dốc có nhiều yếu tố hạn chế (độ dốc cao từ 15-20o và >25o thiếu nước tưới vào mùa khô); áp dụng mô hình canh tác trên đất dốc gồm bố trí trồng xen những cây họ đậu ngắn ngày với cây cà phê đồng thời chia giao tán (lạc, đậu tương,…) sao cho phù hợp với đặc tính và yêu cầu của đất đai và đảm bảo thu hoạch đều đặn; mạnh dạn áp dụng mô hình kỹ thuật nông lâm kết hợp bền vững đối với vườn cây cà phê có độ dốc từ 15- 20o. Giảm mật độ cây cà phê trồng xen cây trồng chịu hạn như cây điều, cây ca cao và cây cao su,…Vẫn xem cây cà phê là cây chủ lực trong sản xuất nông, nên chuyển đổi diện tích cây cà phê sang cây trồng khác với các điều kiện:
a. Độ dốc địa hình >15o, độ cao thấp hơn 400m (kể cả cà phê được trồng trên đất bazan);
b. Vùng thiếu nước hoặc cách xa nguồn nước, không đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô (nhất là trên loại đất xám tầng mỏng và đất đá bọt bazan);
c. Vùng không phù hợp với điều kiện sinh thái cây cà phê;
d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp hơn các loại cây trồng khác. Thực chất sử dụng hợp lý tài nguyên đất là “quản lý dinh dưỡng cho cây cà phê” ngăn chặn tối đa những nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá của đất. Nâng cao độ phì nhiêu hiện có của đất, thông qua bón phân hợp lý, cân đối để đạt năng suất cà phê tối đa, kinh tế, sản lượng cà phê cao và ổn định.