Xu hướng phát triển cà phê bền vững tại Brazil

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 50 - 51)

Mặc dù hiện tại, Brazil là nước dẫn đầu trong các quốc gia xuất khẩu cà phê có kiểm định/ chứng nhận, nhưng trong phát triển có thể bị chi phối bởi hai nút thắt.

Về tiêu chuẩn: Brazil có các luật lệ nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn trong nước phải đáp ứng mứ thấp nhất phần lớn các tiêu chuẩn của quốc tế. Điều này đem lại nhiều khó khăn cho các nông dân có diện tích canh tác nhỏ lẻ đáp ứng được các yêu cầu. Như phần lớn các tiêu chuẩn quốc tế đều cao lơn so với luật sở tại, những lô hàng cà phê không đáp ứng được yêu cầu của địa phương sẽ không được giất kiểm định/ chứng nhận.

Về kinh tế: Giấy kiểm định/ chứng nhận có tính kinh tế cao đối với những nông trại lớn và các tổ chức liên kết. Tuy nhiên, hiện nay chi phí bỏ ra để có được giấy kiểm định/ chứng nhận là quá cao để những người sản xuất nhỏ lẻ có được. Sự phối hợp của các nhóm người sản xuất có thể làm giảm chi phí, nhưng với phương án này, người sản xuất phải chịu cho phí vận chuyển

Từ hai thực tế khó khăn đó, để xu hướng phát triển cà phê theo mô hình cà phê bền vững, chính quyền các khu vực phối hợp với các nhà sản xuất lớn mang đến những giải pháp chiến lược sau:

o Giảm chi phí cấp phép kiểm định/ chứng nhận

Hỗ trợ, khuyến kích nông dân đăng ký các tiêu chuẩn của quốc gia, với những tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế;

Tìm cách giảm các chi phí kiểm toán và các chi phí của các nhóm kiểm định (từ R$150 xuống còn R$30 cho một ngày kiểm toán);

Cho nông dân nhiều lựa chọn để việc cấp phép cho nông dân dễ dàng hơn, nhanh hơn thông qua các tổ chức kiểm định/ chứng nhận tư.

Tăng sản lượng, có khả năng tăng từ 50% đến 70%, thông qua việc cải thiện trình độ thực tiễn của các nông dân;

Tăng cường cơ giới hóa với các thiết bị, máy móc hiện đại hơn trong các công đoạn;

Giảm tất cả các chi phí sản xuất, với sự giúp đỡ công nghệ, hỗ trợ các khóa tập huất giúp nông dân sử dụng các khoản đầu tư hiệu quả hơn trong các công đoạn;

Một phần của tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam (Trang 50 - 51)