Xác định đặc điểm sinh cơ học của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 77 - 83)

δ δ ε=0.05× δ =

3.1.1. Xác định đặc điểm sinh cơ học của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền

3.1.1. Xác định đặc điểm sinh cơ học của kỹ thuật nhảy phát bóng vànhảy chuyền bóng trong bóng chuyền. nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

3.1.1.1. Cơ sở lý luận xác định các nhóm cơ chính tham gia vào các động tác kỹ thuật bóng chuyền.

Động học là phần cơ học nghiên cứu tính chất hình học (hình dáng cơ thể) của chuyển động vật thể khơng tính đến qn tính (khối lượng và các lực tác dụng lên chúng). Nói tới động học là nói sự thay đổi vị trí của thân thể nhờ sự định vị của điểm nào đó trên thân thể để tìm sự thay đổi giữa toạ độ điểm ban đầu và điểm cuối của nó. Động học là phần mở đầu của động lực học, vì khái niệm và các hình thức cơ bản của động học rất cần cho nghiên cứu chuyển động của các vật thể dưới tác dụng của các lực.

Đặc tính động học của cơ thể người và sự chuyển động của chúng là mức độ về tư thế và chuyển động của cơ thể người trong không gian và thời gian. Đặc tính động học cho ta khả năng so sánh, kích thước của cơ thể và các đoạn của nó, cũng như sự chuyển động học của VĐV khác nhau. Khi tính tốn các đặc tính này thấy chúng phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính kỹ thuật của VĐV để tìm đặc điểm tối ưu của chuyển động cơ thể trong khơng gian và theo tính chất khơng gian - thời gian của nó. Khơng gian trong động học là không gian 2 chiều, xác định hệ toạ độ, mà tập hợp số được mô tả hướng của vật thể trong mặt phẳng tham chiếu, hiện sử dụng hệ thống toạ độ Decarte và các chuyển động quay, đo lường trong không gian này được xác định theo phương pháp EULER.

Theo EULER: Bất cứ chuyển động nào của vật rắn hợp với một điểm cố định sẽ tạo một góc quay đơn xung quanh một trục đi qua điểm cố định.

đó. Nói cách khác, một vài chuyển động quay xung quanh khoảng trục mà nó đi qua một điểm tương đương với một góc quay.

Động lực học là một phần của cơ học nghiên cứu các quy luật của cơ thể dưới tác dụng của một lực.

Lực: Trọng cơ học, đại lượng định hướng cho sự tương tác cơ học giữa các vật thể gọi là lực.

Trong giải phẫu sinh lý, lực được sản sinh dưới tác dụng của các bộ phận cơ thể gọi là nội lực (lực cản xương khớp, dây chằng, gân và vị trí cố định của nội tạng).

Lực kéo của cơ: Lực tác dụng lên cơ thể người, lực kéo của cơ bắp là lực cơ bản nhất. Sự vận động của cơ thể do kết quả quá trình điều tết của hưng phấn thần kinh gây biến đổi độ dài cơ tạo ra sự co cơ. Năng lực hoạt động của cơ chủ yếu biểu hiện tốc độ co bóp và đại lượng định hướng co cơ, sức mạnh co cơ đó phụ thuộc vào các điều kiện sau:

Trạng thái chức năng thần kinh

Bề mặt cắt ngang giải phẫu của cơ, lực tuyệt đối bề mặt giải phẫu của cơ là 10g/1mm2

Độ dài căng cơ trước khi co cơ

Hàm lượng của chất hoá học trong cơ

Trọng lực là trọng lượng cơ thể, là lực do sức hút trái đất gây ra.

Chất lượng là đại lượng biểu thị lượng chất của cơ thể. Định lượng quán tính của vật thể, là thuộc tính quán tính của bản thân vật thể.

Lực qn tính là lực mới hình thành do quá trình tăng gia tốc của cơ thể chuyển động F1 = F - ma [5], [20], [73].

Ở một số môn thể thao đặc thù nghiên cứu trên các VĐV tài năng, thành phần cơ chậm và nhanh có khác biệt. Qua đó cho thấy, thành phần sợi cơ có vai trị nhất định đến thành tích thể thao của một số mơn. Theo tác giả

Phan Hồng Minh (2003) [52] trình độ cơ năng chủ yếu liên quan đến tốc độ nhanh, thời gian dài nên chú trọng đến sức bền nhanh, chức năng tim phổi và tỉ lệ sợi cơ nhanh, chậm. Hoạt động trong bóng chuyền chủ yếu là trao đổi chất ưa khí kết hợp yếm khí xen kẽ nhau. Do yêu cầu vận động vừa tốc độ vừa sức bền nên tỷ lệ sợi cơ nhanh - sợi cơ chậm đóng vai trị quan trọng quyết định trình độ cơ năng và trình độ thể thao của VĐV bóng chuyền nói riêng và VĐV thể thao nói chung. Tỷ lệ cơ nhanh - chậm của đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc là 67,1%; Đội hạng A Trung Quốc là 61,6%, đội Nhật Bản là 56,5% (Phan Hồng Minh, 2003) [52]. Qua đó nhận định: Tỷ lệ cơ nhanh - chậm càng cao thì thành tích thi đấu càng cao, nói cách khác, thành phần cơ của VĐV cũng đóng vai trị khá quan trọng quyết định trình độ thể thao của VĐV bóng chuyền.

Việc nghiên cứu xác định thành phần cơ bằng phương pháp sinh thiết cơ được các nhà sinh lý học tiến hành cách đây hơn 40 năm. Việc ứng dụng nghiên cứu này trên vận động viên thể thao cũng được thường xuyên tiến hành tại các cường quốc thể thao trên thế giới. Đứng trên quan điểm sinh lý, thành phần cơ đóng vai trị quan trọng trong thành tích của các mơn cơng suất và sức bền. Việc tiến hành nghiên cứu thành phần cơ của vận động viên thể thao là cần thiết, có ý nghĩa khoa học trong tuyển chọn, dự báo thành tích đánh giá hiệu quả cơng tác huấn luyện thể thao, góp phần nâng cao thành tích thể thao đỉnh cao Việt Nam.

Wilmore (1979) [103] tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thành phần cơ thể, đặc điểm các loại sợi cơ, khả năng sức mạnh và sức bền tim mạch... kết luận: Các vận động viên nam nữ và nam trình độ cao trong vùng một mơn thể thao đều có sự tương đương về sức mạnh chi dưới về giá trị tương đối, năng lực sức bền tim mạch và thành phần các loại sợi cơ. Saltin (1977) [98] tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu, kết luận: Với cơ đùi

(VL), thành phần cơ chậm và cơ nhanh tương đương, đồng thời khơng có sự khác biệt lớn về giới tính.

Ở VĐV trình độ cao một số mơn thể thao khác nhau, có khác biệt về tỉ lệ các loại sợi cơ. VĐV xuất sắc các mơn cự ly ngắn có nhiều cơ nhanh hơn cơ chậm. Ngược lại ở các môn sức bền. Tương đương cả nam và nữ VĐV các mơn cự ly trung bình có tỷ lệ phân phối cơ nhanh và cơ chậm. Tỷ lệ phần trăm sợi cơ không thay đổi hay chưa xác định với các loại hình tập luyện khác nhau. Kích thước cơ nhanh và cơ chậm đều tăng khi tập luyện sức mạnh, khi tập luyện sức bền, kích thước cơ nhanh khơng tăng.

Trên cơ sở tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, phân tích các hoạt động đặc thù mơn bóng chuyền, kết hợp phân tích sinh cơ và giải phẫu của các tác giả trong và ngoài nước như: Bosco (1989), Trịnh Hùng Thanh, Lê Hồng Long (1984), Hiroshi Toyoda (1980), Wilmore (1979)… luận án tiến hành tổng kết các nhóm cơ chính tham gia hoạt động trong bóng chuyền và các chức năng của từng cơ như sau:

Nhóm cơ khép dài và ngắn (Adductors) - khép đùi, gấp đùi. Cơ sinh đôi (Calves) - gập duỗi cẳng chân.

Cơ ngực bé (Pectoralis minor) - kéo đai vai xuống thấp và đưa đai vai ra trước.

Cơ thẳng bụng (Rectus abdominus) - gập cột sống, hạ sườn, nâng chân. Cơ lưng rộng (Latissmus dorsi) - đưa vai ra sau, hạ và khép vai, duỗi và gập cánh tay, nghiêng thân.

Cơ dưới đòn (Subcapularis) - tăng cường khớp ức - đòn, kéo xương đòn xống dưới, ra trước.

Tứ đầu đùi (Quadriceps) - duỗi đùi.

Cơ thang (Upper traps) - đưa vai về sau, khép vai, nâng vai, hạ vai, ưỡn và nghiêng cổ.

Cơ khuỷu - duỗi cẳng tay.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến những nhóm cơ “nhạy cảm” VĐV bóng chuyền hay bị chấn thương, do ít được chú trọng phát triển trong tập luyện bao gồm:

Nhóm cơ xoay duỗi vai (External shoulder rotators) - Xoay duỗi vai. Cơ rộng trong của đùi (Vastus medialis oblique) - duỗi cẳng chân. Cơ mông (Gluteus medius) - dạng đùi.

Cơ chày trước (Tibealis anterior) Nâng, duỗi, khép, ngửa bàn chân. Nhóm cơ thẳng lưng (Lumbar erectors) - Gập, duỗi thân.

Cơ nhị đầu đùi (Hamstrings) - duỗi đùi, gập cẳng chân, ngửa cẳng chân. Cơ bụng dưới (Lower abdominals).

Việc tập trung phát triển sức mạnh cho các nhóm cơ chính cũng như các nhóm cơ nhạy cảm trong hoạt động đặc thù của bóng chuyền rất quan trọng trong nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực chun mơn và phòng tránh chấn thương, nhằm đạt hiệu quả huấn luyện và thành tích cao nhất cho VĐV. Việc xác định các nhóm cơ chính trong bóng chuyền là cơ sở để lựa chọn các bài tập phù hợp cho chương trình huấn luyện sức mạnh chun mơn cho các VĐV bóng chuyền.

3.1.1.2. Đặc điểm sinh cơ học của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền

Quá trình nghiên cứu đã sử dụng hệ thống Video phân tích kỹ thuật chuyển động trong khơng gian 2 chiều (2D). Hiện phương pháp này được sử dụng nhiều ở các mơn điền kinh, bóng bàn... nhằm khắc phục, hồn thiện các động tác kỹ thuật trong tập luyện và nâng cao thành tích thể thao. Mục đích sử dụng phương pháp trong quá trình nghiên cứu là nhằm thu thập tư liệu về thực hiện kỹ thuật động tác như: Quỹ đạo chuyển động, thời gian, quãng đường, vận tốc chuyển động của các bộ phận cơ thể hoặc vận tốc của bóng...

khi sinh viên, VĐV bóng chuyền thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Từ đó, định chuẩn các thơng số và hiệu quả của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng.

Việc ghi hình các kỹ thuật cơ bản mơn bóng chuyền cho đối tượng nghiên cứu được sử dụng camera NAC HSV-500c3 có tốc độ 125 - 500 hình/s. Sau đó sử dụng phần mềm Simi-motion của Đức để xử lý việc cắt ghép, phân loại phim ảnh đã quay được tại hiện trường kiểm tra. Phần mềm cho phép tự động hố đo lường các thơng số kỹ thuật cơ bản theo yêu cầu, dựa vào người hình que đã hình thành trong chuyển động (quỹ đạo, quãng đường, thời gian, vận tốc, góc độ, gia tốc...).

Để ứng dụng cho việc phân tích chuyển động trong mơi trường 2D phần mềm Simi-motion sử dụng thuật tốn nhằm tính tốn ánh xạ xạ ảnh trên mặt phẳng (ánh xạ tuyến tính). Trong đó các toạ độ xạ ảnh của một điểm trong một mặt phẳng xạ ảnh được tính tốn bằng tỷ lệ kép x:y:z, đối với các điểm hữu hạn thì z ≠ 0. Trong trường hợp này có thể tính các toạ độ điểm trong hệ đề các bằng cách chia x và y cho z. Nhờ áp dụng quy trình ánh xạ xạ ảnh trên mặt phẳng mà người ta có thể xác định được góc độ, tốc độ của các chuyển động tương đối chính xác khi thực hiện các kỹ thuật thể thao.

Quá trình nghiên cứu của luận án được tiến hành trên đối tượng 25 nam VĐV bóng chuyền thuộc các CLB bóng chuyền mạnh trên phạm vi tồn quốc và 30 nam sinh viên chun sâu bóng chuyền khóa Đại học 44 chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Các tiêu chí cơ bản được xác định bao gồm:

Kỹ thuật nhảy chuyền bóng:

Tốc độ cổ tay (m/s).

Tốc độ của mũi bàn tay (m/s).

Kỹ thuật nhảy phát bóng:

Tốc độ cổ tay (m/s).

Tốc độ của mũi bàn tay (m/s).

Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m).

Thông qua xác định các chỉ số sinh cơ nêu trên, luận án tiến hành xác định mối tương quan tuyến tính giữa các chỉ số với tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (sau khi sinh viên, VĐV hồn thành kỹ thuật động tác). Đây được coi là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá sức mạnh khi thực hiện kỹ thuật động tác. Kết quả xác định các chỉ số sinh cơ học và mối tương quan giữa chúng trên đối tượng sinh viên, VĐV bóng chuyền khi thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 77 - 83)