Bàn luận về hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 134 - 138)

IV. Các bài tập trên hệ thống máy tập sức mạnh Nautilus (10 máy,

3.2.4. Bàn luận về hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Tổ chức thực nghiệm như đã trình bày ở trên (mục 3.2.3.1 chương 3), quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục khoá Đại học 44 trường Đại học TDTT Bắc Ninh: Nhóm đối chứng (gồm 15 sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khố Đại học 44 - năm học thứ ba) - Nhóm này được tập luyện, ứng dụng các bài tập chun mơn theo chương trình giảng dạy mơn học chun sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục của bộ mơn bóng chuyền trường Đại học TDTT Bắc Ninh xây dựng trong chương trình đào tạo cử nhân TDTT chuyên môn bóng chuyền. Nhóm thực nghiệm (gồm 15 sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khố Đại học 44 - năm học thứ ba) - Nhóm này được ứng dụng các bài tập chuyên môn mà luận án đã lựa chọn và xây dựng, và thưc nghiệm trong tiến trình giảng dạy 2 năm trong chương trình đào tạo và giáo án do quá trình nghiên cứu đã xây dựng.

Như kết quả thực nghiệm đã thu được cho thấy việc giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cần quan tâm đến các bài tập phát triển sức mạnh, trong đó điểm nổi bật của luận án đã sử dụng hệ thống máy tập sức mạnh Nautilus thích hợp cho phát triển các nhóm cơ tham gia thực hiện kỹ thuật động tác mơn bóng chuyền.

Về tác động của các bài tập phát triển sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sau 8 tháng thực nghiệm.

Sau 8 tháng thực nghiệm áp dụng các bài tập đã chọn với cả 10/10 test sư phạm, cùng với các chỉ số sinh cơ học có sự khác biệt giữa 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm (với P < 0.05), đã cho thấy hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nhóm thực nghiệm bước đầu đã có khác biệt so với nhóm đối chứng. Sau 8 tháng thực nghiệm mức tăng trưởng trung bình của nhóm thực nghiệm là: 3.956% đến 4.350%, so với nhóm đối chứng là 2.853% và 2.892%. Như vậy sau 8 tháng thực nghiệm áp dụng các bài tập mới vào huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm bước đầu nhóm này đã có mức tăng rõ, chứng tỏ tác động của hệ thống bài tập được lựa chọn có khác biệt về năng lực phản ứng của hệ thần kinh cơ và sức mạnh chuyên môn của hệ cơ quan vận động của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng. Vấn đề đặt ra là, các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng là những kỹ thuật có độ khó cao, việc thực hiện các kỹ thuật này thông thường được gắn với yếu tố chiến thuật trong thi đấu. Do đó, để khẳng định sự khác biệt rõ rệt hơn hệ thống các bài tập này trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cần phải tiếp tục xem xét kết quả về sức mạnh chuyên môn sau hai năm học (16 tháng) thực nghiệm.

Về tác động của các bài tập phát triển sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sau 16 tháng thực nghiệm.

Sau 16 tháng thực nghiệm (tương ứng với 2 năm học) cho thấy, tác dụng các bài tập được chọn tốt hơn hẳn so với thời điểm ban đầu và sau 12 tháng qua 10 test sư phạm và các chỉ số sinh cơ học đều khác biệt rõ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm tăng lớn hơn so với nhóm đối chứng. Sự khác biệt cịn rõ hơn qua so sánh kết quả nhịp tăng và so sánh tự đối chiếu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả này đã chứng tỏ tập theo hệ thống bài tập nào cũng đều mang lại hiệu quả phát triển sức mạnh chun mơn,

nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành sư phạm thể dục là đối tượng nghiên cứu, nhưng mức tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng sau 16 tháng thực nghiệm với mức tăng trung bình của nhóm thực nghiệm là: 19.455% đến 19.500%.

Sau 16 tháng thực nghiệm áp dụng các bài tập mới vào giảng dạy cho đối tượng thực nghiệm có sự khác biệt rõ của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng với χtính > χbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Cụ thể khi so sánh khác biệt của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau 16 tháng thực nghiệm thì cả 15 sinh viên nhóm thực nghiệm xếp loại khá và tốt chiếm tỷ lệ 100.00%, khơng có sinh viên xếp loại trung bình hoặc yếu; cịn nhóm đối chứng chỉ có 10 đến 11 sinh viên xếp loại khá và tốt, cịn lại vẫn có 4 đến 5 sinh viên xếp loại trung bình. Điều đó một lần nữa khẳng định các bài tập mới được chọn ứng dụng có hiệu quả phù hợp đối tượng thực nghiệm và đảm bảo khách quan, khoa học.

Như vậy tác động của các bài tập được lựa chọn ở nhóm thực nghiệm ảnh hưởng tốt tới chỉ số sức mạnh chun mơn và hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng hơn so với nhóm đối chứng là nhóm sinh viên được tập luyện theo chương trình giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng và sức mạnh của nhà trường do bộ mơn bóng chuyền xây dựng.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, hệ thống các bài tập chuyên môn đã lựa chọn chỉ phát huy tính hiệu quả rõ rệt sau thời gian 2 năm giảng dạy, đồng thời khi xây dựng tiến trình áp dụng các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh cần phải căn cứ vào mức độ ưu tiên của các nhóm yếu tố thành phần đã xác định theo tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đó (nhóm yếu tố kỹ thuật, tố chất sức mạnh chun mơn). Điều này hồn tồn phù hợp với thực tiễn cơng tác giảng dạy, huấn luyện cũng như hệ thống các chương

trình, kế hoạch huấn luyện đã được xây dựng. Và như vậy, nhóm các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh và hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng đã lựa chọn đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, độ tin cậy và tính hiệu quả, phù hợp với tình hình giảng dạy, huấn luyện và điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Đặc biệt, ngày nay do sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các phương tiện giảng dạy hiện đại đã được áp dụng trong thực tiễn huấn luyện các mơn thể thao nói chung và huấn luyện kỹ thuật mơn bóng chuyền nói riêng. Với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường (tuy cịn những hạn chế nhất định), nhưng q trình nghiên cứu đã tiến hành áp dụng các phương tiện hiện đại như: Các phương tiện thơng tin, ghi hình (camera), các phần mềm máy tính trong q trình thực nghiệm giảng dạy kỹ thuật cơ bản cho đối tượng nghiên cứu và đã khẳng định hiệu quả rõ rệt của phương pháp trong việc nâng cao hiệu quả dạy học kỹ thuật động tác cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 134 - 138)