Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 39 - 44)

Nhảy phát bóng là kĩ thuật tấn cơng uy lực mở đầu cho trận đấu nhưng phải đạt mức bảo đảm khơng hỏng, gây khó khăn cho đỡ phát tổ chức tấn công lần 1 của đối phương, tranh thủ tối đa được điểm nếu có thể, tạo thế cho “mở cửa” tấn cơng tồn trận đấu, pha đấu tốt. Một đội khơng có trình độ phát bóng tốt, uy lực cao thường kéo theo trình độ đỡ phát kém nên phải coi trọng hết mức nâng cao trình độ uy lực phát bóng của đội nhà.

Đặc điểm huấn luyện: [45], [46]

Tồn đội bóng là một thể thống nhất về tính năng đa dạng uy lực cao phát bóng trên cơ sở mỗi người có sở trường phát bóng khác nhau. Sở trường uy lực phát bóng từng cá nhân theo hướng bảo đảm ít hỏng nhưng uy lực cao uy hiếp đối phương thể hiện bằng nhiều khả năng được điểm và phá vỡ chiến thuật đỡ phát bóng tấn cơng của đối phương. Khi tập phát bóng, HLV dựa trên yêu cầu mỗi cá nhân giỏi phát một kiểu, một tính năng với biến hố đường, lực, tốc độ, điểm… khác nhau đồng thời nếu có thể nắm vững tương đối một kiểu phát tính năng thứ hai với các vị trí phát khác nhau. HLV phải tính tốn sao cho trên cơ sở mỗi người phát một hai loại tính năng tốt tạo thành tồn đội có uy lực tính năng phát tồn diện, uy lực tổng hợp cao làm đối phương khó đối phó do biến hố tính năng của đội. Từ tính tốn bố trí tổng thể chiến thuật do tính đa dạng uy lực của phát bóng tăng dần tính chuẩn xác của phát bóng để từng cá nhân cũng như tồn đội vững tin khi vận dụng.

Phải bố trí huấn luyện phát bóng thường xun suốt q trình huấn luyện. Thực tiễn cho thấy, khơng thể tập trung trong thời kì nào đó giải quyết được chất lượng phát bóng. Cũng như đỡ phát, nếu ít tập phát bóng, tập khơng thường xun là chất lượng phát giảm, rõ nhất là uy lực thấp, độ chuẩn xác giảm nhanh. Điều quan trọng là do phải nâng cao trình độ đỡ phát thường xuyên nên phát bóng cũng phải tập nâng cao theo cho phù hợp, đúng ra nâng cao uy lực phát bóng phải đi trước một bước. Nhất định phải bố trí tập nâng cao uy lực phát bóng liên tục đều trong suốt q trình huấn luyện.

Phải đảm bảo ý thức trách nhiệm cao thực hiện yêu cầu chặt chẽ với tác phong thận trọng nhưng kiên quyết trong tập phát bóng. Tập phát bóng chủ yếu là tập cá nhân nên tương đối khô khan, dễ phát triển theo hướng hình thức tự do cá nhân. Lại thêm HLV không coi trọng giáo dục ý thức trách nhiệm cao cho cá nhân nên thường khi tập dễ lỏng lẻo hình thức, biện pháp yêu cầu

thiếu chặt chẽ nên tập phát bóng thường chỉ là bài tập xen kẽ thả lỏng sau tập nặng. Do tập hình thức qua loa như trên nên thi đấu phát kém chất lượng, nhất là hay hỏng, run tay vào thời điểm quyết định của thi đấu. Phát bóng mang nặng đặc điểm cá nhân nên phải tăng cường mạnh hơn yêu cầu chặt hơn cả về kĩ thuật, chiến thuật và vận dụng trong các tình huống thể lực và tâm lí điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Kiểm tra chặt chẽ theo chỉ tiêu yêu cầu cao khi tập phát bóng.

Bố trí tập phát bóng hợp lí: Trước hết phát bóng tuy cường độ khơng cao (mật độ có thể cao) nên nhiều đội thường dùng nó để thả lỏng điều chỉnh giữa hai bài tập cường độ cao, hoặc tập vào cuối buổi tập mang tính điều chỉnh thả lỏng hoặc dùng nó để cá nhân tự tập, có khi dùng để phạt VĐV nữa. Theo luật mới phát bóng có thể được mất điểm trực tiếp, lại mở đầu pha bóng, hiệp đầu và trận đấu nên gánh nặng tâm lí lo hỏng thường xảy ra, cầu thủ dễ phát bảo đảm cho qua lưới là xong. Phát bảo đảm là trạng thái bình thường khi đấu nhưng do khơng được tập sát tình huống thi đấu nên vào thời điểm quan trọng quyết định VĐV lại phát hỏng. Vì thế phải bố trí tập phát bóng phải có chủ đích, hợp lí, khơng q dài. Thường một buổi tập phải có hai tới ba lần tập phát bóng (khơng kể phát bóng trong các bài tập khác).

Tập trọng điểm về phát bóng cho nữ và cầu thủ phát bóng giỏi. Như trên đã trình bày, tỉ lệ phát bóng được điểm trực tiếp và phá đỡ bước 1 của nữ cao hơn nam. Cần bố trí tập tỉ lệ cao hơn, tăng độ khó và độ ổn định tâm lí (nhất là lịng tin và ý chí quyết định).

Phát bóng nói chung và nhảy phát bóng nói riêng là kĩ thuật được thực hiện chủ động không bị ai cản trở trực tiếp, nên nếu trình tự các khâu kĩ thuật như tung bóng, đánh chạm bóng, độ cao tung bóng khơng ổn định và cố định thì khó khống chế được bóng chuẩn xác. Lại thêm động tác đánh chạm bóng, nhịp điệu động tác chuẩn thì người phát dễ thực hiện chuẩn hơn các khâu tầm

cao phát, điểm chạm, hình tay… Thực tế cho thấy việc nâng cao trình độ cơng cơ bản phát bóng tập trung vào hai khâu tung bóng và động tác vung tay đánh chạm giúp cho nâng cao năng lực khống chế bóng phát.

Về động tác vung tay: [45], [46]

Trong phát bóng và đập bóng, kĩ thuật vung tay nhanh (tốc độ) tốt hay không bảo đảm cho phát huy uy lực của bóng. Nâng cao kĩ thuật vung tay đánh bóng khơng chỉ nhờ tập kĩ thuật phát bóng mà cần có bài tập chun mơn cũng như bài tập thể lực chuyên dụng. Chú ý một số điểm sau:

Một là: Tay thể hiện tốc độ cao và linh hoạt biến hố nhất trong đánh

bóng. Động tác vung tay đánh bóng là loại động tác phức tạp nhất liên quan đến thần kinh điều khiển và rất nhiều cơ bắp tồn thân vì mọi lực sử dụng cuối cùng đều thể hiện ở tay, đều truyền dần đến tận cùng là tay ở giai đoạn chạm bóng điều khiển bóng. Tay (nếu chi dưới là chân) là sự phối hợp cuối cùng một tốc độ và lực của các phần cơ thể, thể hiện cuối cùng bằng tốc độ cao nhất biến hoá nhất. Hiểu rõ tác dụng truyền động lượng mà hạt nhân là lực để HLV, VĐV cố gắng tối đa thể hiện sức mạnh và tốc độ trong động tác vung tay đánh và điều khiển biến hố nhanh bóng ở động tác ra tay cuối cùng. Vung tay đánh bóng có trị số lớn nhỏ từ lúc phát lực đến động tác kết thúc nên thời gian sử dụng có thể lớn hay nhỏ. Khi tốc độ co rút của cơ bắp như nhau, động tác lớn nhỏ khác nhau nên quãng đường vung của tay (quỹ đạo chuyển động) cũng dài ngắn khác nhau, phối hợp động tác cũng khác nhau (khơng có động tác phụ hay thừa), nên thời gian đánh chạm bóng có nhanh chậm khác nhau. Người có trình độ cao cùng động tác đánh bóng có thể mạnh hay nhanh với hai dạng vận động của tay không giống nhau, dạng tay vung cũng khác nhau. VĐV khơng thể chỉ biết đánh bóng mạnh với tay vung nhanh thời gian dài và cũng khơng thể chỉ biết đánh bóng nhanh đập nhú với động tác vung tay đánh bóng trong thời gian ngắn. Đó là chưa kể các

biến hoá của vung tay như tăng tốc, giảm tốc động tác vung cũng như biến đường, biến góc, biến tâm, biến tốc, biến lực, biến hình tay, biến điểm chạm tiếp xúc bóng mà cơ sở chính vẫn là tốc độ co rút nhanh biến của cơ bắp tạo ra để giải quyết tốt động tác vung tay lớn hay nhỏ.

Khi vung tay phải chú ý động tác phối hợp nhịp nhàng mà cơ sở của nó phải dựa vào sức mạnh cơ bắp để có tốc độ. Sự phối hợp động tác đó khơng chỉ tạo lực tổng hợp và biến hố cuối cùng điều khiển biến hố bóng, cịn làm cơ khơng chấn thương. Chú ý khi tập tốc độ sức mạnh vung tay không làm cho cơ bắp kém linh hoạt phối hợp, cơ cứng khó phát huy tốc độ co rút và vung tay. Vì thế động tác phối hợp trong sức mạnh và tốc độ làm động tác phát huy được biến hố tốt nhất mà khơng mất sức.

Như vậy, khi tập vung tay đánh bóng phải tập với các tốc độ vung khác nhau, các kiểu trước mặt, nghiêng, hất cao, sau ra trước, dưới lên trên và ngược lại, vẩy, gạt, chém, quặt, đẩy úp…

Hai là: Nội dung tập tốc độ vung tay:

Tập sức mạnh cơ bản: gồm sức mạnh phát lực từ thắt lưng, bụng, vai, khuỷu, cổ tay liên tiếp chuyển động lượng qua các khớp liền nhau và cuối cùng ra đến bàn, ngón tay. Phải tập sức mạnh của thân, chi trên, đặc biệt chú ý đối tượng nam cao thân chân tay dài quá khổ và nữ có cơ bụng thân yếu nên khi bật nhảy không phát được lực của các khu vực quan trọng này, mà chỉ dùng lực của tay vai nên dễ chấn thương vai tay… Số VĐV yếu sức mạnh tay càng khó cho nâng tốc độ nhanh biến của tay vung nên động tác có thể phối hợp tốt nhịp nhàng nhưng do sức mạnh kém nên vẫn khơng thể vung tay đánh bóng với sức mạnh nhanh cao nhất có thể thể hiện bằng tốc độ vung tay nhanh.

Như vậy, khi huấn luyện vung tay ngoài sức mạnh tay ra phải huấn luyện cả tốc độ và tính phối hợp linh hoạt trong tập kĩ thuật, từ đó mới có thể

phát huy hết mức sức mạnh làm cơ sở cho phát triển tốc độ và không cản trở lẫn nhau giữa chúng.

Huấn luyện lực bộc phát. Vung tay nhanh tốc độ cao cần nhất tới động lượng tức tích số của khối lượng với tốc độ tay vung, khi huấn luyện đạt mức cần thiết về sức mạnh thì huấn luyện sức mạnh vung tay phải chuyển sang việc tập trung giải quyết sức mạnh tốc độ lực bộc phát.

Huấn luyện lực bộc phát cần trọng lượng nhất định. Khi tập toàn bộ động tác vung tay để có tốc độ nhanh thì dùng trọng lượng mang theo nhưng không quá lớn. Các bài tập thường dùng hiệu quả nhất là ném bóng nhồi nhỏ, bóng đá, ném gạch bóng nhỏ lựu đạn hoặc ném bao cát nhỏ cũng như các vật trọng lượng nhỏ tập vung tay nhanh. Nếu khi tập khơng kết hợp với tồn bộ động tác vung tay mà chỉ tập lực bộc phát của những cơ liên quan thì có thể tăng trọng lượng mang nhưng phải bảo đảm nguyên tắc vung tay với tốc độ nhất định. Các bài tập như cầm tạ đòn, tạ con đưa ra sau đầu gập duỗi hai tay, dùng bóng nhồi ném từ sau đầu ra xa, co tay xà đơn nhanh, nằm ngửa gập bụng nhanh, kết hợp chuyển thân… có hiệu quả tốt.

Huấn luyện tốc độ: Huấn luyện tốc độ vung tay phải tập toàn bộ hoàn chỉnh động tác vung tay, có thể mang nặng trọng lượng nhỏ hoặc không mang nặng, yêu cầu vung tay với tốc độ nhanh nhất có thể như: Tay khơng vung tay nhanh ném bóng bàn, cầu lơng, bóng con… Các bài tập ném xa có thi đua tác động tốt đến tăng tốc độ vung tay. Tuy vậy, phải đề phòng tập quá sức mệt mỏi bị chấn thương vai, khuỷu tay, cẳng tay, thắt lưng. Do đó, phải khởi động và yêu cầu đúng mức.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 39 - 44)