IV. Các bài tập trên hệ thống máy tập sức mạnh Nautilus (10 máy,
3.2.3. Ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng
mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.
3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm.
Việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn đã lựa chọn, xây dựng ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng,
nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền được tiến hành trong 2 năm trên đối tượng khách thể nghiên cứu của luận án (sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành sư phạm thể dục tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh).
Đối tượng thực nghiệm sư phạm bao gồm 30 sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khố Đại học 44 chun ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nhóm đối tượng này được phân chia thành 2 nhóm:
Nhóm đối chứng: Bao gồm 15 sinh viên, nhóm này được áp dụng hệ
thống các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng đã được bộ mơn bóng chuyền trường Đại học TDTT Bắc Ninh xây dựng và triển khai áp dụng trong chương trình giảng dạy mơn học chun sâu bóng chuyền.
Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 15 sinh viên, nhóm này được áp dụng
hệ thống các bài tập chuyên môn cùng với các máy tập phát triển sức mạnh ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng mà luận án đã nghiên cứu xây dựng, trên cơ sở vẫn được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên mơn đã được bộ mơn bóng chuyền trường Đại học TDTT Bắc Ninh xây dựng và triển khai áp dụng trong chương trình giảng dạy mơn học chuyên sâu bóng chuyền.
Thời gian tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong 16 tháng tương ứng với 04 học kỳ của 2 năm học, từ tháng 09/2010 đến tháng 06/2012, đây là thời điểm học kỳ đầu của năm học mới (năm học thứ ba) mà các đối tượng thực nghiệm sư phạm bắt đầu tham gia học tập tại trường.
Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, luận án tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng các nội dung như nhau (10 test chuyên môn đã lựa chọn và các chỉ số sinh cơ học) nhằm xác định mức độ đồng đều của 2 nhóm về trình độ kỹ thuật nhảy phát
bóng, nhảy chuyền bóng và trình độ sức mạnh. Cách thức tổ chức tiến hành thực nghiệm đã được trình bày cụ thể tại mục 2.2.6 chương 2 của luận án. Luận án đã tiến hành kiểm tra ban đầu và trong quá trình thực nghiệm đã kiểm tra giai đoạn ứng với mỗi học kỳ của từng năm học (sau 4 tháng, 8 tháng, 12 tháng và 16 tháng) theo kế hoạch giảng dạy nhằm làm căn cứ để đánh giá mức độ tác động của các bài tập chuyên môn đã xây dựng.
3.2.3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của nhà trường và của bộ mơn, luận án xây dựng chương trình thực nghiệm phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho nhóm thực nghiệm (phụ lục 3).
Thời gian tập luyện là 04 tiết/1 tuần (tương đương với 02 giáo án theo thời khoa biểu của nhà trường). Thời gian tập luyện trong 1 giáo án từ 90 phút - 105 phút. Tổng số giáo án giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ở cả 02 học kỳ trong một năm của chương trình thực nghiệm sư phạm là 59 giáo án. Thời gian tập luyện căn cứ vào nội dung, chương trình mơn học. Thời gian giảng dạy - huấn luyện phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn được các giáo viên quản lý chặt chẽ trong từng nhóm, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến q trình thực nghiệm, chỉ cịn lại sự tác động của các bài tập tới từng nhóm nghiên cứu.
Sau khi đã xác định được chương trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm trên cơ sở chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của nhà trường và của bộ mơn, để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, q trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm tập theo 49 bài tập phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn và hệ thống các máy tập Nautilus đã lựa chọn. Số lượng bài tập và loại bài tập trong một
buổi tập được sắp xếp luân phiên tương ứng với nhiệm vụ giảng dạy - huấn luyện trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Nhóm đối chứng tập các bài tập cũ theo chương trình giảng dạy của bộ mơn bóng chuyền trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Xuất phát từ đặc điểm giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền cho sinh viên chuyên sâu ở giai đoạn 2 năm đầu tiên của quá trình học tập, giáo viên cần chú trọng phát triển thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên mơn gắn kết chủ yếu với hồn thiện về kỹ thuật, 2 năm tiếp theo là giảng dạy - huấn luyện các kỹ thuật nâng cao trong bóng chuyền, đồng thời phát triển, hồn thiện các tố chất thể lực chun mơn có liên quan, cùng với trang bị các phương pháp giảng dạy. Vì vậy, trong hầu hết các giáo án giảng dạy trên nhóm thực nghiệm trong suốt quá trình thực nghiệm 2 năm, mỗi giáo án đều có từ 1 - 3 bài tập trong 47 bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn và các máy tập sức mạnh Nautilus đã lựa chọn và được hướng dẫn ở phụ lục 2. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bài tập và khối lượng, cường độ có điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ chính của từng giáo án. Nói chung, số lượng bài tập thuộc phần hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo của các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được sử dụng nhiều nhất (khoảng 30%), cịn lại sử dụng khoảng 10% bài tập bổ trợ và 60% bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn. Số lần thực hiện các bài tập với lượng vận động loại trung bình ước lượng khoảng 70%, với lượng vận động loại nặng, rất nặng khoảng 30%, phù hợp với lứa tuổi 18 - 19. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành năm thứ ba của khố Đại học 44 và sau đó được tiếp tục theo dõi ở 1 năm tiếp theo (năm học thứ 4) để kiểm tra hiệu ứng của 1 năm đầu thực nghiệm.
3.2.3.3. Kết quả thực nghiệm.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, luận án tiến hành kiểm tra thông qua các test đã lựa chọn nhằm đánh giá mức độ đồng đều giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.18 và 3.19.