Quan hệ giữa yếu tố thể lực và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền (nêu) bóng trong huấn luyện bóng chuyền.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 49 - 56)

chuyền (nêu) bóng trong huấn luyện bóng chuyền.

Trong huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng, HLV phải có mục đích rõ ràng, tập trung vào những hoạt động chính. Thực hiện nguyên tắc huấn luyện kỹ thuật, phát hiện sớm vấn đề nảy sinh và giải quyết chúng kịp thời, hướng dẫn đúng cho vận động viên trong quá trình tập luyện, và chỉ bằng cách đó huấn luyện viên mới có thể cải tiến trình độ kỹ thuật của vận động viên một cách hiệu quả [45], [46], [55], [62].

Kỹ thuật được coi là hợp lý nếu tuân theo các quy luật sinh cơ và sinh lý, tâm lý để với kỹ thuật hợp lý ấy cho phép thực hiện động tác biến hóa và các hành động khác hiệu quả và tiết kiệm. Trong bóng chuyền hiện đại, huấn luyện và phát triển kỹ thuật - thể lực cho VĐV phải thiết lập một số yêu cầu sau:

Các hoạt động và kỹ thuật đúng: [45], [46], [76], [77]

Quan trọng là vận động viên phải nắm vững các hoạt động và kỹ thuật đúng, đặc biệt là với VĐV năng khiếu, trẻ. Việc sửa chữa kỹ thuật, hoạt động sai khó hơn nhiều việc nắm vững kỹ thuật mới. Nên HLV phải thường xuyên làm cho VĐV hình thành những kỹ năng đúng và kịp thời sửa chữa lỗi sai. Bằng cách này, VĐV mới nhanh chóng đạt đến trình độ cao. Về hoạt động, vận động, kỹ thuật đạt ở mức kỹ xảo.

Để hình thành và thuần thục các kỹ thuật chuẩn, theo tài liệu của Prof Zhang Ran. International Volley Tech 3/92: “Mỗi kỹ thuật đều có những tính đặc thù tiêu chuẩn riêng, vận động viên phải được huấn luyện phù hợp và xây dựng các kỹ thuật chuẩn xác thường xuyên”. VĐV phải nắm được những đặc thù tiêu chuẩn của kỹ thuật và tạo thành thói quen. Ví dụ: Đặc điểm kỹ thuật chuẩn của động tác vung tay đánh bóng gồm có 5 điểm sau đây:

Quỹ đạo vung tay hình vịng cung mà khơng phải một đường thẳng, lăng vịng trên bóng (hoạt động cổ tay) để bóng xốy xuống.

Tay đánh bóng giống động tác đánh roi mà khơng phải đánh gậy, tay quất (vút) vào bóng nhanh, nhịp nhàng đặc biệt là tăng tốc hoạt động căng tay, khơng duỗi cứng.

Đánh bóng ở điểm cao nhất, nâng cao vai và vươn căng khuỷu tay chạm bóng, khơng hạ thấp vai chạm bóng ở tầm thấp.

Đánh bóng bằng bàn tay mở rộng và điều khiển bóng tốt, khơng nên chạm bóng với phần ngón tay.

Ngay lúc chạm bóng, đè lên phần trên bóng, gập lưng khi bóng xa lưới, mà khơng chỉ sử dụng hoạt động của tay.

Huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền cần lưu ý phát triển tồn diện kỹ năng để VĐV có được kỹ năng tốt trong cả tấn công và phịng thủ. Ngày nay, phát triển tồn diện là xu hướng

phát triển của bóng chuyền trên thế giới, nên VĐV phải được tập luyện lặp lại một cách hệ thống từng bước để nắm vững, thành thạo các kỹ thuật hiệu quả, linh hoạt.

Đặc điểm của kỹ thuật: [45], [46]

Kỹ thuật của VĐV phải chuẩn xác, toàn diện và hiệu quả, ngồi ra cịn phải mang đặc điểm riêng của từng VĐV. Mỗi VĐV phải có sở trường riêng thể hiện sự thuần thục, tinh xảo trong thực hiện kỹ thuật đạt trình độ cao. HLV phải huấn luyện một cách có ý thức VĐV của mình trong thời gian dài để điêu luyện sở trường theo vị trí, nhiệm vụ khác nhau của từng người. Nếu có trình độ kỹ thuật tồn diện mà khơng có sở trường, độc chiêu thì chưa thể là VĐV thi đấu tốt. Tuy với các VĐV trẻ năng khiếu rất khó đạt những điều trên. Theo xu hướng phát triển, họ phải được huấn luyện để có nền tảng vững chắc cho tương lai, nên trong huấn luyện phải nhấn mạnh huấn luyện các yếu lĩnh kỹ thuật cho người mới tập, năng khiếu trẻ.

Những yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản: [28], [45], [46]

Để đạt được yêu cầu của huấn luyện kỹ thuật, phải nhấn mạnh các phần kỹ thuật, nhất là đối với người mới tập năng khiếu, trẻ… Mỗi kỹ thuật bóng chuyền gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động của chân, của tay… trong những hoạt động cấu thành kỹ thuật này, thì điểm quan trọng thiết yếu nhất được gọi là những hoạt động cơ bản, yếu lĩnh kỹ thuật nhưng khơng phải là tồn bộ kỹ thuật mà là nền, khung những phần chính yếu của tồn bộ kỹ thuật. Như kỹ thuật nhảy phát bóng gồm: Chạy đà, dậm nhảy, vung tay và đánh bóng, rơi xuống đất cũng như sự phán đốn đường bóng từ bắt đầu cho đến kết thúc bóng. Tất cả chúng liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau. Để thực hiện kỹ thuật không thể thiếu bất kỳ phần nào trong chuỗi hoạt động cấu thành kỹ thuật đó, các hoạt động không quan trọng như nhau, mà những điểm quan trọng nhất. Việc chú trọng yếu lĩnh kỹ thuật trong huấn luyện làm vận động

viên tập trung vào những động tác hoạt động chủ yếu để đạt nền tảng cơ bản vững chắc, tạo thành kỹ năng, kỹ xảo và đạt được đến trình độ cao.

Nhìn chung những thành phần kỹ thuật chính bao gồm 5 yếu tố sau: Hoạt động chân, hoạt động tay, hoạt động của hông, quan sát và năng lực tinh thần… Thiếu thành phần nào của kỹ năng thì kỹ thuật sẽ thực hiện sai. Để VĐV nắm vững kỹ thuật nhanh, từng bước nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật, nhất là kỹ thuật nhảy phát bóng. Phải xác định tố chất thể lực ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật nói chung và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nói riêng để có bài tập phù hợp. Theo Hirosi Toyoda, đã tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố thể lực và kỹ thuật bóng chuyền theo bảng 1.3 [22]

Từ kết quả ở bảng 1.3, tố chất sức mạnh và tốc độ ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nên phát triển sức mạnh tốc độ cơng việc hết sức quan trọng trong việc hồn thiện kỹ thuật nhảy phát bóng của VĐV.

Thực tiễn bóng chuyền hiện đại đã cho thấy, từ kết quả thành công của chiến thuật tấn công do nhiều đội sử dụng hiệu quả còn thấy một điểm rất then chốt là thành cơng rất cao của đỡ phát bóng hiện nay. Các đội thế giới hiện dùng phát bóng tấn cơng điển hình là nhảy cao phát bóng mạnh để giảm tốc độ tấn cơng nhanh đối phương. Mỗi đội nam thường có 3 đến 4 VĐV nhảy phát mạnh, trong đó có 1 hoặc 2 người nhảy phát bay - loại phát bóng nhiều đội đã bỏ không dùng trong thời gian khá dài trước đây. Phát bóng đã từ các giai đoạn phát bóng nhẹ chuẩn, phát bóng mạnh cao tay trước mặt rồi chuyển sang phát bóng nhẹ qua lưới (khơng bay khơng mạnh) và nhảy phát bóng mạnh và bây giờ nhảy phát mạnh và bay nhưng phải chuẩn. Sự thay đổi tính năng phát bóng như trên chính là nhằm tìm được lối phát hiệu quả phá vỡ bước 1 đỡ phát tổ chức tấn công sau đỡ phát, nhất là sau giai đoạn tấn công nhanh các loại chiến thuật đa dạng biến hoá khác nhau. Một số nước quen tập

đỡ phát bóng mạnh (kể cả nhảy phát mạnh) đã thực sự bất ngờ đỡ hỏng kiểu phát bóng bay và lúng túng tổ chức tấn cơng do bước 1 đỡ phát bị rối loạn không sao điều chỉnh nổi.

Chiến thuật tấn công của các đội nam lần này không phải không dùng lối tấn công mạnh, thường quen sử dụng mà xu hướng chính là tổ chức tấn cơng nhanh đa dạng, xa gần lưới có yểm hộ và động tác giả nhóm và cá nhân, làm cho đối phương khó đối phó trước các tình huống biến hố khó lường. Then chốt ở đây là phá hoại nhịp tấn công của đối phương để tranh thủ thời gian đối phó kịp thời hiệu quả. Trong việc phá hoại chiến thuật tấn công sau đỡ phát, việc tăng hiệu quả phát bóng - theo lý luận và thực tế đã biết là 1 nội dung phải chú ý. Trong nhiều năm qua, kể từ khi luật thi đấu mới, khơng ít HLV và những nhà chỉ đạo chiến thuật sai về xu hướng tăng cường hiệu quả phát bóng thường chỉ nhấn mạnh phát qua đừng hỏng dễ mất điểm ngay, quên mất vai trị tấn cơng thực sự khởi đầu thi đấu của phát bóng. Thực tế thi đấu 2005 đã cho thấy, phải nâng cao trình độ hiệu quả chắn bóng, mà khâu liên quan trước nó chính là phải chỉ đạo phát bóng tấn cơng đúng. Để nâng cao tính hấp dẫn thi đấu cho người xem, FIVB đã lắp đặt các thiết bị đo kiểm tra ngay tại sân, tốc độ phát bóng khi đấu như của tennis đã thực hiện. Trong giải thi đấu thế giới tại Balan, cũng dùng thiết bị này tại hai đường biên ngang cuối sân ngay gần bảng quảng cáo. Sau mỗi lần phát bóng, thiết bị này hiển thị ngay tốc độ của quả phát đó, nên kích thích người xem hơn, gây hứng thú thường xuyên hơn.

Tốc độ phát bóng của lần thi đấu này đo được tốc độ bóng phát nhanh nhất là quả nhẩy phát của đội nam Serbi Motenegro đạt trung bình tới 97 km/giờ, nhanh nhất tới 113 km/giờ. Người phát tốt nhất là cầu thủ số 9 của đội này, tốc độ trung bình của các lần phát bóng rất cao tới 100 km/giờ, 1 tốc độ phát mạnh nhanh ít thấy trong các giải đấu thế giới, tỉ lệ được điểm trực tiếp tới

thành bại khi đấu của 1 đội, nhiều trường hợp khuynh đảo tỷ số trận đấu, cụ thể tại các hiệp. Như đội Pháp đấu với đội Italia có hiệp đội Pháp bị dẫn điểm, nhưng 1 cầu thủ có trình độ phát rất mạnh lại ác hiểm, 1 đợt phát được liên tục 4 điểm, 4 lần phát nữa làm đối phương đỡ bước 1 không chuẩn đã tạo thuận lợi cho đội phản công, đội Pháp đã chuyển bại thành thắng. Đây là minh chứng cụ thể cho vai trò của phát bóng hiện đại mà các đội khơng thể chỉ lấy phát bóng làm biện pháp phát qua bảo đảm là xong, vì phát như thế đối phương đỡ bóng lên chuẩn và biến hố tấn cơng nhanh dễ dàng ở nhiều điểm với che chắn yểm hộ phức tạp làm càng khó tổ chức chắn thành cơng phịng thủ hàng sau càng khó khăn gấp bội.

1.6. Nhận xét.

Từ những kết quả phân tích, tổng hợp trên cho phép đi đến một số nhận xét sau:

1. Bóng chuyền hiện đại phát triển theo xu thế nâng cao kỹ năng kết hợp với phát triển các năng lực thể chất, tăng cường tỷ lệ huấn luyện thể lực. Tỷ lệ huấn luyện kỹ thuật và thể lực chiếm tỷ trọng lớn. Sự phát triển của bóng chuyền, cũng như những thay đổi về luật, xu thế sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu là: Đập bóng tấn cơng hàng sau, nhảy phát bóng và nhảy chuyền (nêu) bóng. Do đó địi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực tốt mà nhất là sức mạnh chuyên môn để thực hiện các kỹ thuật hiện đại có hiệu quả trong q trình thi đấu.

2. Kết quả phân tích các cơ sở khoa học cho thấy, tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các VĐV bóng chuyền nói chung và trong giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng nói riêng trong chương trình giảng dạy - huấn luyện đối với sinh viên, VĐV bóng chuyền. Qua đó khẳng định, tố chất sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng cần thiết cũng như tố

chất thể lực chuyên môn đặc thù khi giảng dạy - huấn luyện các kỹ thuật nêu trên cho sinh viên chun sâu bóng chuyền.

3. Thành tích thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng đều dựa trên cơ sở phát triển tốt về tố chất thể lực - kỹ chiến thuật. Mục tiêu của quá trình giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền là ứng dụng kỹ thuật cơ bản vào hoàn thiện chiến thuật thi đấu. Tuy nhiên, việc phát triển cũng như kiểm tra đánh giá trình độ sức mạnh vẫn phải được thường xuyên duy trì trong suốt quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nói chung, và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng nói riêng.

4. Dựa trên nguyên lý kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, xác định từng chi tiết các giai đoạn thực hiện kỹ thuật từ lúc di chuyển dậm nhảy, trên khơng, tiếp xúc bóng và rơi xuống đất, từ đó sẽ đưa ra các chỉ dẫn về phương pháp, phương tiện giảng dạy - huấn luyện sức mạnh cho các sinh viên, VĐV bóng chuyền để hồn chỉnh kỹ thuật, thông qua xây dựng hệ thống các bài tập về kỹ thuật, thể lực từ ban đầu, cơ bản cho đến nâng cao.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 49 - 56)