BẢNG 3.10 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BÓNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 93 - 97)

δ δ ε=0.05× δ =

BẢNG 3.10 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BÓNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIÊN

PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BÓNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIÊN

CHUYÊN SÂU BÓNG CHUYỀN (n = 30).

TT Các test kiểm tra

Hệ số tương quan (r) Nhảy phát

bóng

Nhảy chuyền bóng 1. Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm) 0.740 0.910

2. Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 →

4 (điểm). 0.735 0.911

3. Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuốisân (điểm). 0.859 0.783

4. Nhảy phát bóng chuẩn vào ơ (điểm). 0.885 0.785

5. Bật cao với tại chỗ (cm) 0.791 0.776

6. Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). 0.772 0.785

7. Bật xa tại chỗ (m). 0.764 0.765

8. Bật xa 3 bước (m). 0.823 0.787

9. Lực bóp tay (kG). 0.790 0.808

10. Lực duỗi cơ chi dưới (kG). 0.807 0.743

Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy, tương tự kết quả thu được ở trên, mối tương quan giữa các test sư phạm với chỉ số tốc độ bóng rời tay đối với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền đều thể hiện mối tương quan mạnh (r > 0.8 với P < 0.05), và mối quan hệ này trên đối tượng nam VĐV bóng chuyền thể hiện mối tương quan mạnh hơn so với đối tượng nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục.

Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể khẳng định rõ mối quan hệ mật thiết giữa tố chất sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

3.1.3.4. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng và mối tương quan đa nhân tố giữa các nhóm yếu tố thành phần đến hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Như chúng ta đã biết, hiệu quả thực hiện kỹ thuật thể thao nói chung và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền nói riêng là một cấu trúc nhiều thành phần như: Yếu tố thể lực, yếu tố kỹ thuật, yếu tố sinh cơ học… Nhưng sự tác động của các yếu tố thành phần đó khơng tương đồng, nghĩa là có yếu tố tác động mạnh, có yếu tố tác động ở mức độ ít hơn đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật của VĐV. Vì vậy, trong quá trình đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, cần phải xem xét đến mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đó nhằm có căn cứ điều chỉnh trong q trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật. Nhóm nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật của VĐV thì nhóm nhân tố đó phải là nhóm nhân tố cơ bản trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật, vì hiệu quả thực hiện kỹ thuật của các VĐV sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nhóm nhân tố này.

Vấn đề đặt ra là mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của VĐV có như nhau hay khơng, các yếu tố này có thay đổi mức độ ảnh hưởng theo các đối tượng và trình độ chun mơn hay khơng, và nếu có tỷ lệ ảnh hưởng của chúng thay đổi như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, luận án đã sử dụng phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật thể thao của Panma I.C. Engo L.G, phương pháp này sẽ xác định được hệ số tương quan đa nhân tố (Rx,y,z...) từ đó xác định tỷ trọng ảnh hưởng (β) của từng yếu tố thành phần [87].

Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được các chỉ số, test đánh giá hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng gồm:

Đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng (11 chỉ số, test):

Các chỉ số sinh cơ học (03 chỉ số):

Tốc độ cổ tay (m/s).

Tốc độ của mũi bàn tay (m/s).

Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s).

Các test thể lực (06 test):

Bật cao với tại chỗ (cm).

Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). Bật xa tại chỗ (cm).

Bật xa 3 bước (cm). Lực bóp tay thuận (kG). Lực duỗi cơ chi dưới (kG).

Các test kỹ thuật (02 test):

Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm).

Nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm).

Đối với kỹ thuật nhảy phát bóng (12 chỉ số test):

Các chỉ số sinh cơ học (04 chỉ số):

Tốc độ cổ tay (m/s).

Tốc độ của mũi bàn tay (m/s).

Tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s). Trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m).

Các test thể lực (06 test):

Bật cao với tại chỗ (cm).

Bật cao với có đà bằng 1 chân (cm). Bật xa tại chỗ (cm).

Bật xa 3 bước (cm). Lực bóp tay thuận (kG).

Lực duỗi cơ chi dưới (kG).

Các test kỹ thuật (02 test):

Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm). Nhảy phát bóng chuẩn vào ơ (điểm).

Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố được thực hiện theo trình tự các bước như như sau:

Bước 1: Lựa chọn hệ thống các nội dung, các test đánh giá hiệu quả kỹ

thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền (trong luận án là nam VĐV bóng chuyền các câu lạc bộ mạnh, và nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh), sau đó tiến hành phân chia các nội dung, các test theo từng nhóm nhân tố (trong luận án là các nhóm: sinh cơ học, thể lực và kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng).

Bước 2: Tính điểm theo thang độ C cho từng nội dung, từng test của

các VĐV ở từng nhóm nhân tố, sau đó tính điểm bình qn của từng người về các yếu tố: sinh cơ học, thể lực và kỹ thuật. Tiếp theo xác định hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của sinh viên, VĐV bóng chuyền (thơng qua test đã lựa chọn), qua đó sử dụng các cơng thức tốn học thống kê thông thường để tính các giá trị: x, δ, r.

Bước 3: Xác định hệ số tương quan cặp, hệ số ảnh hưởng (tỷ trọng ảnh

hưởng) và hệ số tương quan đa nhân tố. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định là giá trị trung bình cộng của các yếu tố kỹ thuật và yếu tố sinh cơ học (sau khi đã quy đổi sang thang điểm 10 - thang độ C), cụ thể trong luận án như sau:

Đối với kỹ thuật nhảy phát bóng là tổng hợp của các test nhảy phát

bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm); nhảy phát bóng chuẩn vào ơ (điểm) và chỉ số tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s).

Đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng là tổng hợp của các test nhảy

chuyền bóng trúng đích (điểm); nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm) và chỉ số tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s).

Từ những bước xác định hệ số ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần nêu trên, luận án tiến hành xác định hệ số ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố (sinh cơ học, thể lực và kỹ thuật) đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng (thơng qua test đã xác định và chỉ số sinh cơ học - tốc độ bóng sau khi rời tay) của nam sinh viên và VĐV bóng chuyền. Kết quả thu được như trình bày ở các bảng 3.11 đến 3.15.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 93 - 97)