Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh trong huấn luyện bóng chuyền hiện đại.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 34 - 38)

bóng chuyền hiện đại.

Trong huấn luyện nâng cao năng lực thể lực chuyên mơn của VĐV bóng chuyền là vấn đề cơ sở mang tính chun mơn cao, tác động trực tiếp đến sức khoẻ và năng lực chuyên môn, thi đấu. Đây là vấn đề xun suốt trong tồn q trình huấn luyện ngay từ giai đoạn ban đầu, đặc biệt là từ giai đoạn chuyên mơn hố. Do đó, xếp sắp huấn luyện sức mạnh phải hết sức đúng các qui luật sinh học, cơ chế cung cấp năng lượng, đặc điểm chun mơn bóng chuyền, cấu tạo cơ... Mọi giai đoạn huấn luyện sức mạnh phải coi trọng xuyên suốt hoàn thành một cách hữu cơ thể hiện rõ đặc điểm chuyên môn mà thi đấu là mẫu hình ln phải tn theo, hướng tới [12], [64], [65], [66].

Liên đồn bóng chuyền thế giới (FIVB) từ lâu đã nghiên cứu huấn luyện sức mạnh có hướng dẫn chun mơn bóng chuyền rất cụ thể. Các ban chun mơn của FIVB như Ban Huấn luyện viên, Ban y học đưa ra các hướng dẫn huấn luyện đến các nước, như mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ huấn luyện tại các châu lục, các nước các Trung tâm phát triển bóng chuyền... Nên đưa trình độ bóng chuyền thế giới nâng cao theo qui luật phát triển hiện đại của thời kì mới. Các quốc gia có trình độ bóng chuyền cao đã đi đầu trong huấn luyện khoa học, đạt thành tích khá ổn định. Các chuyên gia cho rằng, huấn luyện sức mạnh cần tập trung vào một số vấn đề sau: [56]

1.4.3.1. Vận động của bóng chuyền do nguồn năng lượng chính là yếm khí trên cơ sở là ưa khí.

Vấn đề năng lượng cung cấp cho vận động của bóng chuyền đã có nhiều cách giải thích khác nhau. Trước đây cho năng lượng cung cấp cho

bóng chuyền khi vận động hồn tồn là dạng năng lượng ưa khí (aerobic). Những năm 80 khơng ít chuyên gia đã phát hiện tần số tim khi vận động của VĐV bóng chuyền đạt mức tối đa là 181 lần/phút (với nữ VĐV hạng A của Trung Quốc) và 201 lần/phút (với nữ sinh viên của Mỹ). Cường độ vận động cao vượt hơn nhiều so với phạm vi tim mạch của trao đổi cung cấp năng lượng vận động ưa khí, mà cường độ kiểm tra lúc đó đã đạt tới 20 - 30%. Các chuyên gia cho rằng, trong huấn luyện bóng chuyền phải là dạng vận động được cung cấp năng lượng bởi loại hình aerobic là cơ sở kết hợp giữa anaerobic - aerobic [56], [81], [82], [84].

Kết quả nghiên cứu những năm 90 của FIVB tại Giải vô địch thế giới bóng chuyền nam tại Hy lạp, các chuyên gia đã chỉ rõ nguồn cung cấp năng lượng cho vận động bóng chuyền chủ yếu là năng lượng anaerobic nhưng cơ sở là năng lượng ưa khí aerobic. Do mục đích thi đấu bóng chuyền hiện thời giải quyết được mất điểm được mất phát bằng 1 - 2 pha đấu trong khoảng 4 - 5 giây chiếm tỉ lệ cao tới trên 70%, thi đấu 4 - 5 pha mới quyết định được điểm phát cần 6 - 8 giây rất ít. Vì thế thi đấu vận động của bóng chuyển chủ yếu trong trạng thái năng lượng cung cấp anaerobic [56], [81], [82].

Biểu đồ 1.1. Sự thay đổi của năng lượng cung cấp trong các thời gian vận động khác nhau của cơ thể

Để rõ hơn về biến đổi cung cấp năng lượng vận động trong cơ thể, có thể biểu diễn q trình vận động theo thời gian diễn ra liên tiếp (biểu đồ 1.1).

Có thể thấy rõ qua biểu đồ 1.1 vận động căng thẳng từ lúc ban đầu đến 5 - 6 giây mới bắt đầu vào vùng sức mạnh bột phát, cũng tức là trạng thái cung cấp năng lượng yếm khí phải trong thời gian 1 - 5 giây. Đặc điểm đó yêu cầu rõ ràng về huấn luyện năng lực thể lực cho VĐV bóng chuyền.

Nhưng thi đấu bóng chuyền diễn ra trong thời gian khá dài liên tục có khi đến 2 - 3 giờ mà giữa chừng có một số lần ngắt quãng, tạm dừng. Điều đó quyết định phải lấy cung cấp năng lượng ưa khí aerobic làm cơ sở, nếu khơng sẽ không thể thi đấu liên tục được [19], [20], [21].

1.4.3.2. Thay đổi cường độ và khối lượng trong quá trình huấn luyện.

Trong quá trình huấn luyện, do các giai đoạn huấn luyện khác nhau số lượng bài tập và cường độ có những thay đổi biến hố tương ứng nên tác động kích thích với cơ thể khác nhau nhưng phải có mục đích là tạo sự thay đổi trong cơ thể có lợi nhất cho thay đổi của thi đấu quan trọng nhất, tức phải đạt được trạng thái thi đấu sung sức tối ưu. Nói chung, khi khối lượng tập tương đối lớn thì cường độ tập phải giảm nhỏ đi cho phù hợp; cịn khi cường độ vận động lớn thì khối lượng phải tương đối nhỏ đi (biểu đồ 1.2) [56], [81], [82].

1.4.3.3. Sắp xếp nội dung huấn luyện sức mạnh theo mẫu hình “ba giai đoạn”.

Sắp xếp nội dung huấn luyện sức mạnh cho VĐV bóng chuyền phải dựa vào chu kì thi đấu để xác định. Nói chung, chu kì nhỏ thường là 3 tháng, chu kì dài là 6 - 7 tháng, nhưng dù là chu kì dài hay ngắn thì giữa các chu kì vẫn có thời gian điều chỉnh (khơng phải là quá độ nghỉ như trước đây thường hiểu), và thường làm theo cách cũ là dừng hoàn toàn tập sức mạnh. Khi bắt đầu chu kì mới thường bắt đầu tập lại sức mạnh, do tố chất sức mạnh giảm mất rất nhanh. Từ thực tế đã tìm ra mẫu hình “ba giai đoạn” như sau: [56], [81], [82], [84]

a. Khi bắt đầu một chu kì huấn luyện, huấn luyện sức mạnh thường chủ yếu là sức mạnh bền. Đặc điểm của giai đoạn huấn luyện này là trọng lượng tập tương đối nhỏ, số lần lặp lại nhiều, số tổ tập cũng tương đối nhiều, còn thời gian tập dài hay ngắn, số buổi tập dài hay khơng lại phải căn cứ vào trình độ tập luyện của VĐV và thời gian của chu kì dài hay ngắn. VĐV có trình độ tập luyện cao thì thời gian tập sức mạnh bền ngắn hơn; còn khi thời gian của chu kì ngắn thì tập sức mạnh bền cũng giảm đi tương ứng; ngược lại với trường hợp trên tất nhiên phải dài hơn. Sức mạnh bền là cơ sở cho phát triển sức mạnh tối đa nên phải được coi trọng đúng mức.

b. Giai đoạn thứ hai có nhiệm vụ là phát triển sức mạnh tối đa bằng sử dụng sắp xếp nội dung tập với trọng lượng trung bình và lớn, số lần ít số tổ tập ít, để đạt được mục đích phát triển sức mạnh tối đa. Giai đoạn này là giai đoạn huấn luyện chủ yếu của huấn luyện sức mạnh nên phải kiểm tra kết quả tập luyện theo định kì để điều chỉnh lượng vận động. Phương pháp kiểm tra để thực hiện là gánh tạ đòn ngồi xuống đứng lên. Cụ thể là: VĐV gánh tạ xuống thấp ở tư thế ngồi với góc hợp thành của gối là 120° thì gánh tạ đứng thẳng người lên. Làm ba lần với một trọng lượng địn tạ gánh, sau đó tăng thêm trọng

lượng tạ đòn đến khi chỉ làm được hai lần thì dừng. Tổng trọng lượng tối đa gánh được là trọng lượng gánh theo động tác trên được hai lần cộng thêm 10% trọng lượng tạ đòn. HLV phải căn cứ vào thông tin trên để sắp xếp trọng lượng tạ phải tập của VĐV. Huấn luyện sức mạnh bằng trọng lượng có thể tham khảo bảng 1.1 dưới đây:

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 34 - 38)