Đặc điểm sinh lý tố chất sức mạnh đối với sinh viên, VĐV bóng chuyền trong tập luyện và thi đấu.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 29 - 34)

chuyền trong tập luyện và thi đấu.

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Hay nói một cách khác, sức mạnh là năng lực khắc phục lực cản bên trong hoặc bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp nhờ hoạt động của hệ thần kinh cơ của con người. Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản trong hoạt động thể thao, là chỉ số đo lường trình độ huấn luyện thể lực quan trọng của vận động viên. Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ; chế độ co của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó và chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Dựa vào 3 yếu tố đó người ta chia sức mạnh ra thành các loai: [3], [4], [17], [19]

Sức mạnh tối đa: Số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co cơ theo

chế độ co cứng, chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Ví dụ: Độ dài cử tạ là 2m, yêu cầu tay thẳng, chân thẳng. Sức mạnh tối đa của cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) của các sợi cơ.

Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên kg trọng lượng cơ thể. Sức mạnh bột phát: Là khả năng của con người phát huy 1 lực lớn

trong 1 khoảng thời gian ngắn nhất. Ví dụ: Sức bật, sức nhảy…

Sức mạnh tuyệt đối: Khi cơ co số lượng sợi cơ tích cực tham gia, cơ co

với sự tham gia có ý thức.

Đánh giá trình độ VĐV, người ta đánh giá bằng sự thiếu hụt sức mạnh (difixit). Sự thiếu hụt sức mạnh = sức mạnh sinh lý tối đa - sức mạnh tích cực tối đa. Trong đó sức mạnh sinh lý tối đa là sức mạnh mà khi cơ thể huy động toàn bộ đơn vị vận động trong cơ thể để tạo ra sức mạnh. Nếu thiếu hụt giảm chứng tỏ trình độ thể lực tốt, nếu sự thiếu hụt tăng chứng tỏ trình độ thể lực giảm. Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực đó được gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ tĩnh. Sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) của các sợi cơ, là các yếu tố quyết định độ dày của cơ; hay nói một cách khác, là tiết diện ngang của toàn bộ cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ. Bình thường sức mạnh đó bằng 0,5 - 1kg/cm2 [19].

Trong thực tế, sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực, tức là co cơ với sự tham gia của ý thức. Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xem xét thực tế chỉ là sức mạnh tích cực tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh lý của cơ mà ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ. Sự khác biệt

giữa sức mạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụt sức mạnh. Sức mạnh tích cực tối đa (trong GDTC thường gọi là sức mạnh tuyệt đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là: [19], [30]

Bản chất của sức mạnh: Phát triển sức mạnh cho cơ gây phì đại cơ (cơ to ra). Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao, vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế bào mới. Sự phì đại trong cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên. Khi sợi cơ đã dày lên đến một mức độ nhất định chúng có thể tách dọc để tạo ra những sợi con có cùng một đầu gắn chung với sợi mẹ.

Biểu hiện trong cơ: Quá trình tổng hợp protit tăng, sự phân hủy chúng

giảm đi, tăng ATP CP trong cơ, tăng protit, co cơ tăng, tăng dự trữ myozin.

Đặc điểm cấu tạo sợi cơ và thần kinh: Cơ có 2 loại: Cơ chậm I, cơ nhanh IIA và IIB. Nhóm IIB chiếm tỉ lệ cao vì nó có khả năng phát lực lớn hơn các sợi chậm và có khả năng hoạt động trong điều kiện thiếu oxy. Thần kinh hưng phấn nhiều ở các nơzon vận động tạo sức mạnh đồng bộ giữa các nhóm cơ [19].

Mệt mỏi trong hoạt động sức mạnh mơn bóng chuyền biểu hiện ở hoạt động trong điều kiện thiếu oxy do tích tụ axit lactic trong cơ; ngồi ra

cịn do xung động thần kinh bản thể cao để khắc phục mệt mỏi trong bài tập sức mạnh thì cần phải phát triển hệ cơ (sức bền hệ cơ là khả năng chịu đựng axit lactic sản sinh ra trong vận động) [19], [30].

Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển sức mạnh là tăng cường số

lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Đối với sức mạnh tối đa, muốn phát triển thì khơng được sử dụng 100% trọng lượng tối đa mà chỉ sử dụng 70% - 90% sức mạnh tích cực tối đa. Trong 1 tuần chỉ nên tập 2 - 3 buổi và kết hợp nhiều dạng bài tập khác nhau Ví dụ: bài tập phát triển nhóm cơ ở chi [19].

Sức mạnh tuyệt đối của cơ chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính:

Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi:

Nhóm này gồm có: a) Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay địn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bám trên xương; b) Chiều dài ban đầu của cơ; c) Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; d) Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ.

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa các sợi cơ và cơ.

Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh. Hoàn thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ. Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), nên khi tiết diện ngang tăng lên thì sức mạnh cũng tăng lên. Tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ. Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao. Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế bào mới. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăng thể tích). Khi sợi cơ đã dầy lên đến một mức độ nhất định, theo một số tác giả, chúng có thể tách dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ. Sự tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài [19].

Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy co bóp của sợi cơ, đều tăng lên. Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lên đáng kể. Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ vì vậy tăng lên, trong khi sự phân huỷ chúng lại giảm đi. Hàm lượng ARN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so với cơ bình thường. Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và myozin, và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ. Sự phì đại cơ cịn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nam - androgen sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận [19].

Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại tơ cơ khác là phì đại cơ tương. Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu do tăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận khơng co bóp của sợi cơ. Sự phì đại này phát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen, CP, myoglobin tăng lên; số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tương là loại phì đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bền, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ.

Đặc điểm cấu tạo các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợi chậm (nhóm I) và nhanh (nhóm II - A và II - B) chứa trong cơ. Các sợi nhanh, nhất là sợi nhóm II - B. Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn. Tập luyện sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác, khơng làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ. Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ cơ nhanh gluco phân nhóm II - B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh oxy hố nhóm II - A và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh [19].

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp

hoạt động giữa các cơ trước tiên là khả năng chức năng của nơron thần kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao. Như đã biết, sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy để phát lực lớn, hệ thần kinh cần phải gây hưng phấn ở rất nhiều nơron vận động. Sự hưng phấn đó phải khơng quá lan rộng để không gây hưng phấn các cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ, tạo điều kiện cho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh. Trong quá trình tập luyện sức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất là khả năng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương. Các yếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ động tối đa đáng kể. Trên cơ sở các yếu tố nêu trên, đặc tính sinh lý của phát triển sức mạnh là tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động

nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn. Để đạt được điều đó, trọng tải đó phải khơng nhỏ hơn 70% sức mạnh tích cực tối đa [19], [30].

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 29 - 34)