Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 108 - 112)

δ δ ε=0.05× δ =

3.2.1. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Huấn luyện thể lực chuyên môn nhằm nâng cao khả năng chức năng, phát triển tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để tiếp thu tốt hơn và nhanh hơn các động tác kỹ thuật. Các phương tiện chủ yếu của huấn luyện thể lực chuyên môn là các bài tập thi đấu bóng chuyền cũng như các bài tập chun mơn giống cấu trúc vận động và tính chất nỗ lực của thần kinh cơ với các động tác của các bài tập chun mơn. Nhờ có các bài tập này mà có thể hồn thiện kỹ thuật động tác và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn [3], [14], [17].

Đa số các động tác kỹ thuật bóng chuyền địi hỏi phải có sức mạnh chun mơn. Ví dụ: Để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng 2 tay, nhảy chuyền bóng phải có trình độ phát triển nhất định của sức mạnh cơ các ngón tay, bàn tay; để thực hiện kỹ thuật phát bóng, nhảy phát bóng là sức mạnh cơ bàn tay, cơ tay, bả vai, thân, để đập bóng là phát triển đồng bộ sức mạnh của cơ bàn tay, bả vai, thân và chân. Để thực hiện hiệu quả các động tác kỹ thuật thi đấu bóng chuyền phải có sức mạnh bột phát - khả năng của hệ thống thần kinh - cơ khắc phục sức cản bằng tốc độ co cơ cao. Vì thế huấn luyện sức mạnh chuyên môn trước tiên là huấn luyện sức mạnh tốc độ - của VĐV. Tính chất của các phương tiện vận dụng phải phù hợp với đặc điểm biểu hiện gắng sức khi thực hiện các động tác kỹ thuật [1], [19], [30].

Dưới đây, luận án trình bày tóm tắt hai quan điểm mang tính dẫn dắt và định hướng của các cơng trình nghiên cứu lớn trong việc giảng dạy - huấn luyện kỹ - chiến thuật phát bóng cho các VĐV bóng chuyền hiện nay:

Quan điểm thứ nhất: Theo Iu.N.Klesep - A.G.Airianx, trong cơng

trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã nghiên cứu một cách rất kỹ về các phương pháp và cách thức huấn luyện chiến thuật phát bóng. Các tác giả cho rằng, huấn luyện chiến thuật phát bóng bao gồm các dạng sau [34]:

Phát bóng vào các vị trí hàng trên: Cần phát bóng vào các vị trí số 2 và 4 ở khu vực trước vạch tấn cơng, bởi vì trong đội hình đỡ phát bóng, các VĐV hàng trên bao giờ cũng đứng sau vạch tấn công, nên phát bóng vào các vị trí đó sẽ gây khó khăn cho đỡ phát. Nếu VĐV tấn công của đối phương định không tham gia đỡ phát và di chuyển tới vị trí sát lưới, thì lập tức phát bóng ngay vào vị trí của VĐV này. Nếu một VĐV hàng trên di chuyển sớm tới vị trí để chuẩn bị chuyền 2 thì phải phát bóng vào vị trí của VĐV đó. Khi một VĐV ở hàng sau đan lên tổ chức tấn cơng, thì phải phát bóng vào đường di chuyển của VĐV này, vào vị trí xuất phát đan lên vị trí hàng trên, để buộc VĐV này phải tham gia đỡ phát bóng hoặc gây khó khăn cho đỡ phát.

Phát bóng dài, sâu vào các vị trí cuối sân. Phát bóng như vậy sẽ gây khó khăn cho việc đỡ phát bóng, vì khoảng cách giữa người đỡ phát bóng và người chuyền 2 sẽ rất xa. Khơng những thế mà cịn gây khó khăn cho VĐV di động để đỡ phát và làm ảnh hưởng tới độ chuẩn xác khi thực hiện động tác đỡ phát bóng.

Luân phiên phát bóng vào các vị trí hàng trên và các vị trí cuối sân. Chiến thuật phát bóng này sẽ phá vỡ đội hình đỡ phát bóng bình thường trên sân cho đối phương, gây khó khăn cho các VĐV di động và làm ảnh hưởng tới độ chuẩn xác của động tác đỡ phát bóng. Phát bóng đạt hiệu quả cao hơn khi biết bất ngờ thay đổi phát ngắn vào các vị trí hàng trên và phát dài xuống cuối sân.

Khi phát bóng nghiêng mình hoặc chính diện mạnh, VĐV có thể đứng xa hơn khi phát bóng bình thường. Trong các trường hợp như thế, VĐV phải

khơn khéo thay đổi giữa phát bóng mạnh, dài xuống cuối sân và phát bóng chuẩn vào các vị trí hàng trên.

Phát bóng nhằm vào vị trí một VĐV cụ thể:

Phát bóng vào vị trí của một VĐV đỡ phát bóng kém.

Phát bóng vào VĐV chủ cơng (gây khó khăn cho VĐV này tham gia tấn cơng).

Phát bóng vào VĐV chuẩn bị chuyền 2.

Phát bóng vào vị trí của VĐV chuyền 2 từ hàng sau đan lên. Phát bóng vào VĐV mới thay vào sân.

Phát bóng vào VĐV vừa phạm lỗi kỹ thuật.

Phát bóng vào khu vực giữa 2 VĐV. Phát bóng như vậy sẽ làm cho đối phương rất khó xác định ai là người đỡ đường bóng này. Phát bóng đạt hiệu quả cao, khi bóng phát rơi vào giữa vị trí số 6 - 1, 6 - 5, 3 - 6 khi VĐV vị trí số 3 đứng sát lưới.

Phát bóng vào các khu vực xác định trên sân. Phát bóng như vậy sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc đỡ phát bóng của đối phương. Phát bóng vào vị trí số 5 dọc theo đường biên dọc (khu vực yếu nhất của vị trí này là cách vạch biên dọc 1 m và cách vạch biên ngang 1,5 m). Phát bóng vào góc cuối sân sát vạch biên dọc ở khu vực số 1.

Phát bóng trong trạng thái mệt mỏi. Tập phát bóng sau khi thực hiện các bài tập thể lực [34]. Ví dụ: Sau 10 - 30 lần chống đẩy tay hoặc sau một đợt bật nhảy… Sau khi thực hiện các đợt bài tập trên, yêu cầu VĐV phát bóng khơng được hỏng.

Quan điểm thứ hai: Theo một số tác giả khác thì cho rằng, chiến thuật

phát bóng thường sử dụng một số dạng sau đây [25], [35], [37], [42], [44], [56], [59], [70]:

Sử dụng chiến thuật này thường gây cho đối phương bị động, bất ngờ, buộc đối phương phải thay đổi kỹ thuật đỡ phát bóng.

Phát thay đổi độ vịng cao, thấp. Phát kết hợp bóng mạnh và nhẹ.

Phát thay đổi điểm rơi trên sân đối phương. Phát kết hợp bóng xốy, bóng bay…

Phát bóng nhanh khi đối phương chưa ổn định đội hình đỡ phát, đang ở tình thế căng thẳng hoặc tỷ số căng thẳng.

Phát bóng chậm trong điều kiện đội mình đang bị dẫn điểm liên tục, chưa chuẩn bị tốt, đối phương đã chuẩn bị đỡ phát tốt. Song dù phát nhanh hay chậm phải sử dụng tốt luật 8 giây.

Phát bóng chuẩn vào các khu vực trên sân đối phương. Phát bóng vào đấu thủ vừa mới thay vào sân.

Phát bóng vào đấu thủ đỡ bước 1 kém. Phát vào đấu thủ ít kinh nghiệm thi đấu.

Toàn đội tập trung phát vào 1 đấu thủ nào đó trên sân, mặc dù đấu thủ đó rất giỏi nhưng phải đỡ nhiều dẫn đến đỡ hỏng, từ đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái thi đấu của họ.

Phát bóng vào người chuyền bước 2.

Phát bóng vào khu vực trống trên sân, khe hở giữa 2 đấu thủ, nhất là 2 đấu thủ có sự bất đồng.

Phát vào đường di chuyển đan chuyền và 2 người đan lên tổ chức tấn cơng.

Lợi dụng hồn cảnh thiên nhiên để phát bóng. Lợi dụng các tia nắng mặt trời để phát bóng.

Phát bóng mạnh và vào vị trí trên sân hơi ướt khi mưa. Lợi dụng chiều gió để phát bóng.

Phát bóng dựa vào sở trường của đồng đội.

Sắp xếp xen kẽ giữa các đấu thủ có kiểu phát bóng, tính năng của bóng khác nhau.

Sắp xếp người phát bóng có uy lực vào lần phát đầu tiên.

Vận dụng triệt để điều luật để gây khó khăn cho đối phương đỡ phát bóng.

Như vậy, từ các cơ sở lý luận như đã trình bày ở trên cho thấy, trong q trình huấn luyện chiến thuật nói chung và chiến thuật phát bóng nói riêng cho VĐV cần lưu ý một số điểm sau:

Phương pháp huấn luyện cần lựa chọn ít, nhưng mà tinh; từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; từ kỹ thuật, chiến thuật đơn giản đến tổng hợp; từ cá nhân đến đồng đội; phải kết hợp chặt chẽ với thi đấu.

Lượng vận động lớn thể hiện trên các mặt: Số lần chạm bóng, cường độ lớn, độ khó cao và tính kỹ thuật trong tập luyện. Lấy chất lượng làm chính.

Mỗi buổi huấn luyện cần chọn 1 hay 2 kỹ thuật hoặc chiến thuật làm trọng tâm. Quan tâm thích đáng và kết hợp chặt chẽ với các mặt khác làm cho buổi tập phong phú, gây hưng phấn để thực hiện tốt phần trọng tâm.

Căn cứ vào nhiệm vụ khác nhau của các cầu thủ mà có các bài tập riêng. Các phương pháp, hình thức tập luyện phải phù hợp với trình độ, đối tượng, với thực tế và nâng dần độ khó cao hơn thực tế thi đấu. Rèn luyện bản lĩnh, ý chí, khả năng chú ý và nhạy cảm cho người tập.

Giảng dạy kỹ thuật nhất thiết phải gắn liền với giảng dạy và huấn luyện chiến thuật. Ngay khi giảng dạy kỹ thuật cũng phải hướng dẫn cho người tập nắm được chiến thuật, mặc dù ở mức độ đơn giản, nhất là ý thức chiến thuật để người tập có ý thức phấn đấu vươn tới đỉnh cao.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 108 - 112)