Bàn luận về đặc điểm sinh cơ học, các test đánh giá và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 100 - 108)

δ δ ε=0.05× δ =

3.1.4. Bàn luận về đặc điểm sinh cơ học, các test đánh giá và mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền

quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

3.1.4.1. Về đặc điểm sinh cơ học, các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Như chúng ta đã biết, khoa học TDTT vận dụng kiến thức nhóm những mơn khoa học tự nhiên nhằm nghiên cứu các quá trình phát triển sinh học của con người như: Những thay đổi bên trong cơ thể do ảnh hưởng của tập luyện TDTT gây nên (cấu trúc sợi cơ, xương, các cơ quan chức năng…); những quy luật về sự thay đổi cơ chế sinh lý theo lứa tuổi và giới tính ảnh hưởng của lượng vận động; những biểu hiện của những quy luật vật lý, sinh học trong các động tác kỹ thuật của TDTT tác động lên cơ thể con người.

Kỹ thuật thể thao là cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Theo quan điểm sinh cơ học, đặc điểm của các động tác được phân tích theo cấu trúc chuyển động trong không gian, thời gian (Kinematic) và cấu trúc về lực (Dynamic).

Đặc điểm nổi bật của bóng chuyền là yêu cầu thiết bị dụng cụ, sân tập và luật tương đối đơn giản, được đơng đảo quần chúng ưa thích. Bóng chuyền là mơn thể thao có tính tập thể, tính đối kháng cao, hoạt động thi đấu bóng chuyền càng ở trình độ cao thì càng sơi nổi, hấp dẫn cho người tập lẫn người xem. Tập luyện mơn bóng chuyền địi hỏi người tập có trình độ tồn diện về thể lực cũng như về kỹ chiến thuật và tâm lý - ý chí.

Các kỹ thuật bóng chuyền đều được thực hiện trong điều kiện thời gian tay chạm bóng rất ngắn. Do đó, yêu cầu đặc biệt quan trọng là sự phối hợp

nhuần nhuyễn giữa các động tác và sự di chuyển của VĐV theo hướng và tốc độ bay của bóng.

VĐV cần học cách xác định quỹ đạo và tốc độ bay của bóng để di chuyển đến đón bóng kịp thời và đúng lúc với tư thế chuẩn bị ban đầu thuận tiện nhất để thực hiện các kỹ thuật đỡ bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng và kịp thời thực hiện các động tác cần thiết. Nhờ sự hổ trợ của các bài tập chun mơn, VĐV phải có khả năng giải quyết nhanh những nhiệm vụ đó. Phát triển khả năng này ở mức độ cao là cơ sở để đảm bảo cho việc tiếp thu kỹ thuật một cách tốt nhất.

Sự kết hợp sức nhanh và sức mạnh giữ vai trị hàng đầu trong bóng chuyền, đồng thời tốc độ co cơ và việc điều chỉnh tốc độ di chuyển, độ chuẩn xác của động tác trong không gian rất cần thiết trong chuyền bước một, chuyền hai, đập bóng, phát bóng.

Đặc điểm nổi bật nữa của bóng chuyền là tính phức tạp và sự nhanh chóng của việc giải quyết các nhiệm vụ vận động trong tình huống thi đấu, sức nhanh của phản ứng vận động và khả năng điều khiển động tác. VĐV cần phải xác định vị trí các đấu thủ trên sân (đội của mình và đội bạn), phán đoán động tác của đồng đội và ý đồ chiến thuật của đối phương, nhanh chóng phân tích tình huống trận đấu, lựa chọn động tác hợp lý nhất và thực hiện động tác đó có hiệu quả nhất.

Trong phương pháp huấn luyện, giảng dạy kỹ thuật mơn bóng chuyền cần phải thể hiện những xu hướng sau:

Phát triển năng lực thực hiện động tác có tính đến hướng và tốc độ bay của bóng (về khơng gian - thời gian).

Phát triển thể lực chuyên môn, chủ yếu là sức mạnh và sức nhanh. Điều này có tác dụng đến việc tiếp thu kỹ năng xác định chính xác thời điểm tay tiếp xúc với bóng (trong chuyền - phát - đập bóng).

Phát triển sức nhanh của các phản xạ phức tạp, định hướng thị giác, khả năng quan sát và phán đoán, tư duy chiến thuật và các khả năng khác đảm bảo cho những phối hợp chiến thuật.

Việc am hiểu đặc điểm mơn bóng chuyền có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao tính hiệu quả của q trình giảng dạy và huấn luyện. Nét đặc trưng của các mơn bóng và đặc biệt của mơn bóng chuyền là:

Hoạt động mang tính chất thi đấu đối kháng gián tiếp qua lưới được quy định bởi luật thi đấu.

Hoạt động thi đấu thường xuyên thay đổi điều kiện do các hành động của VĐV và của đội bóng bị sự kiểm tra thường xuyên và cố gắng phá vỡ tổ chức phòng thủ, ý đồ tấn công của đối phương. Nét đặc trưng của thi đấu là tính phức tạp và tốc độ giải quyết các nhiệm vụ vận động trong những điều kiện không ngừng thay đổi.

Thành tích thi đấu được xác định thơng qua những hoạt động của đội bóng trong q trình thi đấu đối kháng. Đó là kết quả của sự phối hợp giữa các VĐV trong đội bóng.

Thành tích thể thao thể hiện ở số lượng các trận thắng và thứ hạng được xếp trong bảng kết quả thi đấu. Cho dù một VĐV nào đó của một đội chơi tốt đến đâu chăng nữa, song nếu như đội đó thua thì cũng coi như là thất bại. Do đó, trong tập thể đội bóng, mỗi VĐV cần phải nổ lực hết mình nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của đội.

Kết quả thi đấu là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá trình độ thể thao của VĐV và chất lượng công tác huấn luyện của HLV, giáo viên. Tương tự như vậy, hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác (ví dụ: nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng) của sinh viên, VĐV bóng chuyền là tiêu chí đánh giá hiệu quả giảng dạy - huấn luyện của các HLV, giáo viên. Đặc điểm hoạt động thi đấu bao gồm một số lượng lớn các bài tập thi đấu như các động tác kỹ thuật, các

hành động chiến thuật được lặp lại nhiều lần trong quá trình thi đấu để đạt thành tích thể thao.

Những nét đặc thù của mơn bóng chuyền cho phép ta đưa ra những u cầu đối với một VĐV có trình độ chun mơn cao. Những u cầu này có tác dụng định hướng đối với việc đào tạo các VĐV trong các mơn thể thao thi đấu đồng đội và có thể được xếp theo các nhóm sau:

Cấu trúc - hình thái. Chức năng - thể lực. Kỹ chiến thuật. Tâm lý cá nhân.

Tập thi đấu và thi đấu. Có khả năng về trí tuệ.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được các nhóm yếu tố thành phần gồm: Sinh cơ học, thể lực - sức mạnh và kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Phát bóng kỹ thuật khơng chỉ mở màn cho trận đấu mà cịn mang tính tấn cơng rõ rệt, nếu cầu thủ biết phát huy được đầy đủ tính năng của nó. Nhảy phát bóng có uy lực gây khó khăn cho đối phương và giành điểm trực tiếp. Có thể nói rằng, nhảy phát bóng được coi là một trong những kỹ thuật tấn cơng hiệu quả, trong đó VĐV phát bóng chủ động mang tính chất cá nhân ro rệt, người phát bóng có quyền thực hiện kỹ thuật động tác theo sở trường và chiến thuật cá nhân trong mọi tình huống (luật cho phép).

Nhảy phát bóng là kỹ thuật tấn cơng chủ yếu tại chỗ và xa lưới (thực tế thi đấu cầu thủ cần lấy đà, bật nhảy đánh bóng) nhưng vẫn ở khu vực quy định. Nhảy phát bóng về cơ bản khơng tiêu hao nhiều về thể lực, tuy nhiên yếu tố sức mạnh trong kỹ thuật nhảy phát bóng là một yêu cầu quan trọng để

đạt hiệu quả cao. Trong thi đấu, nhảy phát bóng tốt sẽ gây tin tưởng cho đội mình và gây căng thẳng, ức chế cho đội đối phương. Đồng thời nhảy phát bóng tốt thắng điểm trực tiếp sẽ gây khó khăn phá vỡ chiến thuật đối phương và cũng là hình thức tấn cơng khơng bị đối phương ngăn chặn và an tồn nhất. Chuyền bóng là một kĩ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng khơng đơn thuần là kĩ thuật phịng thủ mà nó cịn mang tính tấn cơng, nhất là giữ vai trị chính trong phối hợp tấn cơng.

Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở tư thế cơ bản chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển tới vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy… ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở tư thế cơ bản, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gập khớp gối khơng nhỏ hơn 90°).

Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu, thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Chạy đà và nhảy chuyền bóng gần giống với đập bóng. Ở thời điểm dừng trên khơng hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Động tác nhảy chuyền chỉ có thể áp dụng khi chuyền bóng nhanh. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là bật nhảy ở điểm cao nhất.

Chính từ những đặc điểm nêu trên của kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, cùng với các yếu tố sinh cơ học trong kỹ thuật động tác, kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được 03 chỉ số sinh cơ học đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng (gồm: Tốc độ cổ tay (m/s), tốc độ của mũi bàn tay (m/s), tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s)); và 04 chỉ số sinh cơ học đối với kỹ thuật nhảy phát bóng (gồm: Tốc độ cổ tay (m/s); tốc độ của mũi

bàn tay (m/s); tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s); trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m)).

Có thể nói rằng, các chỉ số sinh cơ học nêu trên được xác định gián tiếp thơng qua hệ thống Simimotion video phân tích kỹ thuật chuyển động trong không gian 2 chiều (2D). Tuy nhiên, so với điều kiện thực tiễn hiện nay, khi vận dụng phương pháp Camera kết hợp với phương pháp kiểm tra sư phạm truyền thống là rất cần thiết, song tuỳ điều kiện cụ thể mà số lần sử dụng các phương pháp trên sẽ khác nhau, ví dụ khi quay Camera thì địi hỏi có sự tốn kém về tài chính, hạn chế về năng lực quay Camera của HLV, giáo viên...

3.1.4.2. Về mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định được mối tương quan chặt chẽ giữa các test đánh giá sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trên cả đối tượng nam sinh viên và nam VĐV bóng chuyền. Qua đó khẳng định được giữa các yếu tố sức mạnh chun mơn có quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Đây là cơ sở để lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy - huấn luyện nâng cao hiệu quả 02 kỹ thuật này.

Mặt khác, điểm mới là ở chỗ kết quả nghiên cứu của luận án khi tiến hành xác định mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên, VĐV bóng chuyền đã quan tâm đến tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần khác nhau, qua đó cho thấy rằng yếu tố thể lực (tố chất sức mạnh) ln chiếm vị trí quan trọng hơn đối với kỹ thuật nhảy phát bóng so với yếu tố sinh cơ học và yếu tố kỹ thuật. Ngược lại, đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng thì yếu tố kỹ thuật lại chiếm tỷ trọng cao hơn.

Ở đây cũng phải khẳng định lại rằng, hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định bằng nhân tố tổng hợp của kỹ

thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng vào các vị trí và tốc độ bóng sau khi rời tay. Tức là hiệu quả kỹ thuật vừa là đánh giá yếu tố tốc độ bóng, vừa đánh giá yếu tố độ chuẩn xác khi thực hiện kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là, hiệu quả thực hiện kỹ thuật vừa là độ chính xác, vừa là vận tốc của bóng. Đây là yếu tố gián tiếp đánh giá nhân tốc sức mạnh khi thực hiện kỹ thuật động tác trong kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng.

Mặt khác, q trình nghiên cứu luận án đã xác định 3 nhóm yếu tố thành phần (sinh cơ học, sức mạnh, kỹ thuật), tuy nhiên có thể hiểu rằng, nhóm yếu tố sinh cơ học (xác định bằng phương pháp camera 2D) bao gồm các chỉ số đánh giá tốc độ của bóng, tốc độ gia sức của các thành phần cơ thể (như cổ tay, các ngón tay, trọng tâm cơ thể...), đây là các yếu tố gián tiếp đánh giá sức mạnh của các bộ phận cơ thể, bởi tốc độ gia sức của các thành phần cơ thể càng nhanh khi tiếp xúc bóng, hay càng cao khi bật nhảy là do yếu tố sức mạnh phát triển. Do đó có thể coi yếu tố sinh cơ học là yếu tố thể lực (tố chất sức mạnh).

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được mối quan hệ chặt chẽ giữa từng chỉ số, test với hiệu quả thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng xác định được mối quan hệ đa nhân tố giữa các yếu tố thành phần với hiệu quả kỹ thuật là tương đối chặt chẽ, và mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả này được coi là một khuyến nghị cho các HLV, giáo viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, trong đó phát triển sức mạnh tốt sẽ trợ giúp tốt cho hiệu quả thực hiện kỹ thuật và ngược lại.

Với cách xác định này cho phép vừa quan tâm đến từng chỉ số, từng test, vừa chú chú ý tới mức độ chi phối của hệ thống các chỉ số, các test trong từng nhóm yếu tố thành phần và của cả các nhóm yếu tố cấu thành hiệu quả

thực hiện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của nam sinh viên, VĐV bóng chuyền.

Kết quả xác định đã cho thấy, yếu tố kỹ thuật nhảy phát bóng chiếm tỷ trọng là 40.10% đối với VĐV và 36.00% đối với sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng là 49.50% đối với VĐV và 47.10% đối với sinh viên chun sâu bóng chuyền. Cịn lại yếu tố sức mạnh (trong đó gồm yếu tố thể lực và yếu tố sinh cơ học) đối với kỹ thuật nhảy phát bóng chiếm tỷ trọng 49.00% đối với VĐV, 44.10% đối với sinh viên; với kỹ thuật nhảy chuyền bóng là 33.00% đối với VĐV và 31.40% đối với sinh viên. Điều này có thể đưa ra khuyến nghị cho các HLV, giáo viên trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng như sau: Đối với kỹ thuật nhảy phát bóng cần quan tâm đến tỷ trọng sử dụng nhiều bài tập thể lực hơn so với các bài tập kỹ thuật, vì kỹ thuật nhảy phát bóng thì yếu tố sức mạnh sẽ giúp nâng trọng tâm cơ thể lên cao, đồng thời tác động lực của toàn thân nên yếu tố sức mạnh cần tác động nhiều hơn so với kỹ thuật. Ngược lại, đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng thì cần đến nhân tố khéo léo, linh hoạt, quan sát và phối hợp, nên yếu tố kỹ thuật cần tác động nhiều hơn so với sức mạnh.

Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho thấy, đối với đối tượng là VĐV bóng chuyền thì mối quan hệ này chặt chẽ hơn, tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tác động nhiều hơn đến hiệu quả kỹ thuật so với đối tượng sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục. Bởi nam VĐV là đối tượng đã hoàn thiện về kỹ thuật thể lực (ở mức tương đối “hồn hảo”), cịn với sinh viên thì vấn đề này mới được trang bị theo mục tiêu và chương trình đào tạo giáo viên TDTT của nhà trường. Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Hồng Minh (1998) [49], Trần Đức Phấn (2001) [56], Trần Hùng (2007) [31], Phạm Thế Vượng (2008) [83].

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 100 - 108)