Năng lực tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 27 - 28)

Để thực hiện được mục tiêu đã xác định, phải tổ chức thực hiện nhiều hoạt động cụ thể: tổ chức đối tượng thực hiện mục tiêu, tổ chức bộ máy giúp việc, tổ chức việc điều hành của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ chức việc huy động, sử dụng các nguồn lực…

Có thể coi tổ chức thực hiện là hoạt động cơ bản, bảo đảm thành công hay thất bại trong hoạt động của một hệ thống, vì:

Thứ nhất, tổ chức thực hiện làm cho các chức năng, nhiệm vụ khác

của hoạt động lãnh đạo, quản lý được thực hiện có hiệu quả.

Thứ hai, từ khối lượng cơng việc lãnh đạo, quản lý mà xác định biên

chế, sắp xếp con người cụ thể.

Thứ ba, tạo điều kiện cho việc hoạt động tự giác và sáng tạo của các

thành viên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thứ tư, dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh giá.

Nội dung của tổ chức là việc thiết lập bộ máy lãnh đạo, quản lý, trong đó gồm hai tiến trình cơ bản: sự phân chia và sự phối hợp. Sự phân chia bao gồm: (1) phân chia mục tiêu - từ mục tiêu cơ bản thành các mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân; (2) phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm; (3) phân chia thành từng cấp, từng khâu trong lãnh đạo, quản lý. Chính sự phân chia là cơ sở để hình thành cơ cấu tổ chức lãnh đạo, quản lý.

Sự phối hợp chỉ rõ các mối quan hệ phối hợp. Sự phối là cơ sở hình thành cơ chế vận hành tổ chức bộ máy và vận hành cả hệ thống.

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 27 - 28)