Điều kiện tự nhiên và dân cư

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 39 - 46)

- Điều kiện tự nhiên

Huyện Hồng Ngự có diện tích tự nhiên 209,74 km2. Ranh giới địa lý hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Preyveng - Vương quốc Campuchia; phía Đơng giáp thị xã Hồng Ngự và huyện Tam Nơng tỉnh Đồng Tháp; phía Tây - Tây Nam giáp thị xã Tân Châu và huyện Phú Tân tỉnh An Giang; phía Nam giáp huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp và huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Là Huyện biên giới phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng Hồng Ngự, với hơn 18 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Preyveng - Vương quốc Campuchia. Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh) 60 km về phía Tây bắc.

Huyện Hồng Ngự có 11 xã (chưa có thị trấn), địa hình chia cắt thành 2 phần: Phần đất liền thuộc vùng Đồng Tháp Mười gồm 06 xã với 20 ấp và phần các xã cù lao nằm trên sông Tiền gồm 05 xã với 21 ấp.

Thống kê số xã và dân cư huyện Hồng Ngự

Số

TT Tên xã Số ấp Diện tích (ha) Dân số năm 2016

1 Xã Thường Phước 1 05 5.140 20.039

2 Xã Thường Phước 2 03 2.624 10.178

3 Xã Thường Thới Tiền 04 3.530 14.223

5 Xã Thường Thới Hậu A 02 1.793 7.507

6 Xã Thường Thới Hậu B 04 2.272 7.803

7 Xã Phú Thuận A 04 4.080 16.508 8 Xã Phú Thuận B 03 4.171 17.806 9 Xã Long Thuận 05 5.041 18.752 10 Xã Long Khánh A 06 4.378 16.629 11 Xã Long Khánh B 03 3.018 11.660 Nguồn: [11]

Khu vực 05 xã cù lao: xã Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Thuận, Long Khánh A, Long Khánh B nằm dọc sông Tiền, dân cư đông đúc, đất đai thuộc loại đất cồn, phù sa bồi lắng, cao ráo, khá màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng và hoa màu.

Khu vực các xã nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười gồm: xã Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B (xã Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A và Thường Thới Hậu B giáp biên giới Vương quốc Campuchia) với phần đất rộng, cao ráo, phì nhiêu do phù sa bồi lắng hàng năm sau mùa nước lũ rút.

Hiện nay, địa hình của huyện Hồng Ngự tương đối bằng phẳng, cao ráo, khơng cịn ngập nước như trước, nơng dân đã sản xuất nông nghiệp theo hướng chiều sâu, chất lượng, sản phẩm và nâng cao thu nhập.

- Điều kiện khí hậu

Khí hậu huyện Hồng Ngự mang đặc trưng của khí hậu tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, nắng nhiều, khí hậu khơ hanh, nóng gay gắt. Là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịng thủy văn sơng Tiền, do vậy thường có lũ sớm hơn các địa phương khác trong Tỉnh.

Đất đai huyện Hồng Ngự thuộc loại châu thổ đồng bằng phù sa mới. So với nhiều địa phương khác ở Nam bộ, đất đai ở Hồng Ngự được bồi đắp muộn hơn, trong đó chủ yếu do sơng Tiền, sơng Sở Thượng và sông Sở Hạ. Ba con sơng này giữ vai trị rất quan trọng trong quá trình hình thành nên vùng đồng bằng Đồng Tháp Mười nói chung và Hồng Ngự nói riêng. Phù sa theo nước sông Tiền chảy vào sông Sở Thượng và Sở Hạ rồi tỏa ra các kênh rạch và tràn lên đồng đã lấp dần các bưng, sình. Ngồi các con sơng nói trên, Hồng Ngự có hệ thống kênh, rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc, giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp nước ngọt, rửa phèn và giao thông vận tải.

Với hệ thống kênh, rạch chằn chịt, Hồng Ngự đã nổi tiếng là vùng đất “trên cơm dưới cá”, người dân Hồng Ngự thường nói “thứ nhất canh liều, thứ nhì canh ruộng”. Ngay từ thời nhà Nguyễn, ở Hồng Ngự đã có những “Sở” để đánh bắt và bn bán cá. Triều Nguyễn đã đặt ra các cơ sở thu thuế của lái bn từ Hồng Ngự đi Sài Gịn - Gia Định, cái tên Sở Thượng, Sở Hạ dần dần trở thành tên của hai nhánh sơng này.

Bên cạnh tơm cá thì lúa gạo cũng là nguồn lợi lớn, hàng năm sau mùa nước lũ, phù sa trên sơng Tiền đọng lại trên mặt đất tạo độ phì nhiêu cho đất đai thêm màu mỡ. Ngồi lúa, đất đai Hồng Ngự cũng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mè, đậu, bắp, các loại rau màu…

- Yếu tố truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa

Hồng Ngự là một huyện của tỉnh Đồng Tháp, kể từ khi cha ông đặt chân đến khai khẩn vùng đất này, nhân dân Hồng Ngự luôn vươn lên đấu tranh để chiến thắng thiên tai và kẻ thù xâm lược, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương.

Trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến Việt Nam, Hồng Ngự là nơi sinh tụ của những người chống đối chế độ bóc lột và thống trị của triều Nguyễn. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, Hồng Ngự lại là nơi dừng chân của nhiều sĩ phu yêu nước.

Từ khi có Đảng, nhân dân Hồng Ngự một lịng tin Đảng, đi theo Đảng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Hồng Ngự là căn cứ địa vững chắc của cách mạng.

Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nhân dân Hồng Ngự lại hăng hái bắt tay vào xây dựng quê hương khắc phục những hậu quả chiến tranh, tập trung xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bọn Pônpốt, Iêngxary gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc từ cuối năm 1975 đến đầu năm 1979, nhân dân Hồng Ngự dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ huyện đã anh dũng đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia.

Ngày xưa, vùng đất này mang tên “Hùng Ngụ”. Theo truyền thuyết là nơi cư trú, sinh sống của những người “Hùng”. Ngay từ thời nhà Nguyễn, Gia Long đã điều một đội binh trong trại “Hùng Nhuệ” ở Gia Định đến miền Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ để xây dựng một “Thi sở” nhằm hỗ trợ cho Đạo Tân Châu để bảo vệ miền đất biên ải. Năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837) Thi sở “Hùng Ngụ” là nơi phòng thủ và thu quan thuế đối với thương buôn. Đến năm Thiệu trị thứ 2, Thi sở “Hùng Ngụ” được đắp đất xung quanh. Thành có chu vi 36 trượng 2 thước, có 2 cửa ra vào. Đến năm 1848, thành đất này bị phá bỏ.

Sau này, những người “bất phục” đối với Vương triều nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã tìm đến sinh sống ở vùng đất này. Họ gọi vùng đất mình sinh sống với một cái tên đầy kiêu hãnh là “Hùng Ngụ”. Dưới thời nhà Nguyễn, ban đầu vùng đất “Hùng Ngụ” nằm trong tổng Kiến An, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp chia đất Nam kỳ thành 4 quân khu với 27 tiểu khu khác nhau. Đầu thế kỷ XX,

thực dân Pháp chuyển hầu hết các tiểu khu thành đơn vị tỉnh. “Hùng Ngụ” được đổi tên thành “Hồng Ngự” và trở thành một quận của tỉnh Châu Đốc. Đầu năm 1948, để phù hợp với sự chỉ đạo kháng chiến của Khu ủy khu 8, Hồng Ngự được chuyển thành một quận của tỉnh Long Châu Tiền. Đến năm 1951, tỉnh Long Châu Sa được thành lập, Hồng Ngự được ghép với Tân Châu và có tên huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Long Châu Sa. Tháng 7 năm 1954, tỉnh Long Châu Sa lại được tách ra thành ba tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc. Hồng Ngự lại nằm trong sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Châu Đốc. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm cắt ba quận: Hồng Ngự, Cao Lãnh và Phong Thạnh Thượng và bốn xã của quận Mỹ An để thành lập tỉnh Kiến Phong. Đầu Năm 1957, Khu ủy khu 8 chủ trương thành lập Tỉnh ủy Kiến Phong để chỉ đạo phong trào kháng chiến chống Mỹ của nhân dân, Hồng Ngự là một huyện của tỉnh Kiến Phong. Năm 1962, Hồng Ngự được ghép với Thanh Bình để thành lập huyện Thanh Hồng, chưa đầy một năm, lại tách ra, trở về với tên cũ “Hồng Ngự” thuộc tỉnh Kiến Phong. Đầu năm 1974, Hồng Ngự thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập, Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đến năm 1989, thực hiện Quyết định số 41-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22 tháng 4 năm 1989, về việc phân vạch địa giới hành chính huyện Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện lấy tên là Hồng Ngự và Tân Hồng. Đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 08/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã Hồng Ngự, nên đã thành lập thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự như ngày nay.

Lịch sử vùng đất Hồng Ngự trãi qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ buổi đầu khai hoang đến hiện nay, trong đó các mối quan hệ, tác động qua lại giữa đất và người, tiếp thu văn hóa các vùng đất khác hồ quyện với văn hóa bản địa, tạo ra những luồng sinh khí mới, tạo ra cho nó nét đặc biệt trong sinh hoạt văn hóa và xã hội.

Nằm trong tiến trình lịch sử của vùng đất Nam bộ, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX những lưu dân từ vùng Thuận - Quảng đến Nam bộ, trong đó có Hồng Ngự, với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thuận lợi “đất lành chim đậu” đã ở lại đây khai hoang, lập làng trở thành chủ nhân của vùng đất Hồng Ngự. Bên cạnh lưu dân từ vùng Thuận - Quảng, một lớp cư dân khác cũng đến đây muộn hơn, đó là những người “bất phục” triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã tìm đến đây trú ẩn và định cư lâu dài. Ngoài hai lớp cư dân nói trên, cịn một lớp cư dân nữa là những người dân di cư từ các vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp), Mỹ Tho, Cai Lậy của tỉnh Tiền Giang. Trong q trình cộng cư, người kinh đóng vai trị chủ đạo, người Khơmer có vai trị khơng đáng kể. Sự cộng cư, hồ quyện giữa các nhóm cư dân từ các vùng, miền khác nhau, giữa người Kinh, người Khơmer đã tạo nên những nét riêng biệt cho vùng đất Hồng Ngự, thể hiện trong đời sống tinh thần và vật chất, tạo nên những giá trị lịch sử - văn hóa cho vùng đất này. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, đến nay huyện Hồng Ngự khơng cịn người Khơmer sống trên địa bàn Huyện.

- Tơn giáo, tín ngưỡng

Cùng với q trình khai hoang, lập làng, định cư, các cư dân đến vùng đất Hồng Ngự mang theo những hình thức tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Trong quá trình tụ cư, các hình thức này kết hợp hài hồ tín ngưỡng, tơn giáo địa phương tạo nên đời sống tinh thần phong phú.

Trước khi các tôn giáo khác được truyền bá đến Hồng Ngự thì Phật giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Với địa thế tiếp giáp An Giang, quê hương của các tôn giáo nội sinh: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hoà Hảo; tuyến giao thông đường thủy thuận lợi tạo tiền đề để các tơn giáo này nhanh chóng phát triển ra các vùng lân cận. Vùng đất Hồng Ngự sớm chịu ảnh hưởng và nhanh chóng trở thành vùng đất lành là nơi phát triển của các tôn giáo như Đạo Cao Đài và Thiên Chúa dần dần chiếm vị trí trong đời sống tinh thần của cư dân.

Đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân cũng rất phong phú, nhiều đình, miếu được xây dựng thờ thành hoàng của làng, thờ bà, các vị có cơng với làng… nhiều cơng trình kiến trúc có giá trị về văn hóa - lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của vùng đất. Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần đã tạo cho vùng đất một sức sống mãnh liệt.

- Phong tục, tập quán

Phong tục tập quán phản ánh đời sống thường ngày của người dân, phản ánh quá trình khai hoang, lập làng của con người nơi đây. Là sự dung hoà giữa cái bản địa và cái du nhập tạo thành một nếp sống rất riêng của người dân Hồng Ngự. Thể hiện ở lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc và cách cư xử, sự phóng khống, cần cù xen lẫn chút hào hiệp của người dân nơi đây đã tạo nên một lối sống cởi mở, hoà đồng và cũng rất kiên cường.

Do đặc trưng của vùng đất thường xuyên bị ngập lụt vào mùa lũ nên người dân thường dựng nhà sàn để ở. Những địa điểm gần nguồn nước như sông, rạch, các con đường lớn, kết hợp với địa hình phía trước là sơng, rạch, phía sau là đồng ruộng… là những nơi dân cư tập trung đông đúc, thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao thương.

Với nguồn thực phẩm dồi dào “trên cơm dưới cá” chuyện ăn uống của người dân nơi đây rất phong phú, nhưng cũng rất đơn giản, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Cách ăn mặc cũng đơn giản, thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.

Với sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa đã tạo nên con người ở vùng đất Hồng Ngự những đặc điểm, giá trị, bản sắc vô cùng quý giá. Những giá trị đó đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Hồng Ngự nói riêng.

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w