Đánh giá là quá trình tìm ra những ưu điểm, tính đúng đắn, chính xác của mục tiêu, kế hoạch đã vạch ra, đồng thời thơng qua đó để phát hiện những khuyết điểm, thiếu sót, sai lầm trong kế hoạch, mục tiêu đã vạch ra và trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch để tiến hành điều chỉnh khắc phục kịp thời những sai sót. Có nhiều nội dung và mức độ điều chỉnh khác nhau: có thể điều chỉnh về mục tiêu, có thể điều chỉnh về tổ chức, có thể điều chỉnh từng phần, từng bộ phận, cũng có thể điều chỉnh lớn, thậm chí thay đổi hồn tồn quyết định. Tránh hai khuynh hướng xấu: biết sai mà không điều chỉnh và điều chỉnh liên tục không cần thiết, gây hoang mang, thiếu tin tưởng cho đối tượng thực hiện.
Sự điều chỉnh cũng rất phức tạp, bởi vì bất cứ một sự rối loạn nào trong một bộ phận, một khâu nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những bộ phận khác của hệ thống. Muốn điều chỉnh đạt hiệu quả, phải thường xuyên thu nhận thông tin về sự chênh lệch giữa hoạt động hiện tại của hệ thống với những thông số đã quy định thông qua khâu đánh giá. Việc điều chỉnh cũng phải tuân theo nguyên tắc, đó là chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết, điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện gây tác động xấu, phải tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ, phải tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Có thể tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm theo từng cơng đoạn, từng nội dung cơng việc, có thể đánh giá khi kết thúc tồn bộ q trình thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Một trong những nội dung rất quan trọng của đánh giá là thái độ ứng xử, khen thưởng, phê bình đối với những cá nhân, tập thể có thành tích hoặc có khuyết điểm trong q trình thực hiện mục tiêu, kế
hoạch. Yêu cầu đánh giá và thái độ khen thưởng, phê bình phải khách quan, cơng tâm, công minh, công khai, công bằng; đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ, đúng người; hài hòa giữa vật chất và tinh thần.
Thực tiễn cho thấy, năng lực đánh giá của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Hồng Ngự thời gian qua có nhiều tiến bộ, thơng qua hoạt động đánh giá trong quá trình lãnh đạo, quản lý đã thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng ở cơ sở từng bước đi vào chiều sâu, khơi dậy được sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, mục tiêu của cấp ủy đảng, chính quyền đề ra, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và thành tựu chung của Huyện về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh,… Tuy nhiên, cũng nhìn nhận thực tế rằng năng lực đánh giá của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vừa qua cũng cịn những hạn chế nhất định, đó là trong đánh giá cịn sơ sài, qua loa, chưa nắm kỹ tình hình thực tế, thiếu sâu sát, cịn nể nang, sợ mất thành tích.
Một vài cấp ủy đảng cơ sở, người đứng đầu đơn vị, địa phương có biểu hiện dễ người, dễ ta, ngại va chạm trong đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý, đánh giá chưa sát thực tế, sợ ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị, địa phương; một số cấp ủy cơ sở khi đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương thì ở mức cao, hầu hết các đồng chí trong cấp ủy xã đều hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng qua thẩm định của các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy và qua đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy thì mức độ hồn thành thấp [7, tr.14].