Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Hồng Ngự

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 48 - 52)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Trong đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt là gốc của cái gốc đó, là lực lượng nịng cốt, là nhân tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức Đảng và Nhà nước.

Cán bộ chủ chốt cấp xã là “nhịp cầu” nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, hoạt động gần dân nhất, mọi hành vi chân đi, miệng nói, tay làm đều được nhân dân theo dõi cảm nhận và đánh giá. Cán bộ chủ chốt cấp xã là những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, có ảnh hưởng lớn, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, là người chịu trách nhiệm chính trước cấp trên, cấp ủy, chính quyền cùng cấp về tồn bộ hoạt động của hệ thống chính trị và tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở do mình phụ trách.

Có cán bộ chủ chốt giỏi thì đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở được sử dụng phát huy được mọi khả năng. Cán bộ chủ chốt giỏi thì tổ chức đó sẽ mạnh, nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác.

Cùng một tổ chức bộ máy tương tự, cùng một cơ chế chính sách giống nhau, nhưng có địa phương kinh tế, xã hội phát triển nhanh, mọi nhiệm vụ đều thực hiện và hồn thành xuất sắc; có địa phương kinh tế, xã hội trì trệ, mọi nhiệm vụ bê trễ, đời sống cán bộ, nhân dân hết sức khó khăn, thế nhưng chỉ cần thay cán bộ đứng đầu, tình hình mọi mặt được cải thiện. Điều đó nói lên vai trị quyết định của cán bộ chủ chốt cấp xã thể hiện ở những điểm sau:

- Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã giữ vai trò quyết định

trong việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Là những người giữ vai trị trụ cột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại cơ sở, cán bộ chủ chốt cấp xã không những phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cấp trên để tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của xã để đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của cơ sở; đồng thời cán bộ chủ chốt cấp xã còn là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện những chương trình, kế hoạch đó đạt hiệu quả cao. Mặt khác, họ cũng chính là người tiếp

nhận và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân cho Đảng, Nhà nước; giúp cho Đảng, Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, đường lối, chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho sát với thực tiễn. Thông qua đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối liên hệ “máu thịt” và trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

- Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người trực tiếp gần

gũi, gắn bó với nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân. Họ thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thơng qua họ mà ý Đảng, lịng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước "ăn sâu, bám rễ" trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân thì địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có đủ đức, đủ tài mới có thể đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Điều đó gắn liền với vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã.

Từ thực tế cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trị quyết định trong việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh và phát động, lãnh đạo, phát triển phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Thực tế cho thấy, họ là trụ cột, tổ chức sắp xếp, tập hợp lực

lượng, là linh hồn của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã, là trung tâm đồn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực ở địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua hồn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trị quan trọng đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã, đối với năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền xã và mọi hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở xã, sự mạnh, yếu của hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dẫn dắt, định hướng các phong trào quần chúng ở cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đô thị, xây dựng đời sống văn hóa, phịng chống các tệ nạn xã hội... tại cơ sở. Qua đó, họ đóng góp tích cực vào việc xây dựng, hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như những chủ trương, chính sách của Tỉnh và Huyện.

- Thứ tư, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong sạch, vững mạnh sẽ là

một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của Huyện và Tỉnh. Qua thực tế, có thể khẳng định rằng, xã là môi trường rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành. Thông qua hoạt động ở xã, cán bộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức không ngừng được bổ sung, năng lực lãnh đạo, quản lý, phương pháp, phong cách công tác được nâng lên rõ rệt.

Họ là những người được rèn luyện trong môi trường thực tiễn ở cơ sở, có kiến thức thực tế và bề dày kinh nghiệm, năng động, nhanh nhạy trong xử lý công việc, gần gũi nhân dân. Thực tế cho thấy, đa số cán bộ đã từng trải qua chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, khi bổ nhiệm, bầu cử giữ chức vụ lãnh đạo ở cấp huyện thì thường thể hiện được bản lĩnh, sự nhạy bén, sáng tạo trong giải quyết cơng việc và có chiều hướng phát triển tốt. Trong

khi đó, số ít cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo mà chưa kinh qua rèn luyện ở cơ sở thì có việc chậm trễ trong quyết định chủ trương hoặc lúng túng trong xử lý tình huống ở cơ sở khi nảy sinh đột xuất.

Với ý nghĩa đó, có thể nói việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hồng Ngự là một nội dung quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của huyện Hồng Ngự. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt, góp phần hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các xã và đóng góp cơ bản vào việc hồn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh, xây dựng Đảng, bởi xã là địa bàn quan trọng của Huyện.

Để thực hiện tốt vai trị, vị trí của mình, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ, kiến thức về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn; ln tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm; nêu cao vai trị tiên phong, gương mẫu trước nhân dân; đồn kết gắn bó và có mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths CTH năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 48 - 52)