Phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MultiCriteria Evaluatio n MCE) và

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO ĐỊNH GIÁ ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 74 - 79)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.3 Phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MultiCriteria Evaluatio n MCE) và

MCE) và phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP)

Qua q trình phân tích nhân tố EFA xác định được các yếu tố có ảnh đến giá đất làm cơ sở cho việc phân tích thứ bậc.

Xây dựng bảng hỏi để thu thập các ý kiến chuyên gia về vấn đề liên quan đến mục tiêu đạt được. Chọn 9 chuyên gia có chỉ số nhất quán – CR < 10%. Thiết lập phân cấp thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong điều kiện nền kinh tế

58

thị trường tại thành phố Cần Thơ. Q trình phân tích thứ bậc là một trong số kỹ thuật tính trọng số, như sau:

- So sánh cặp: phương pháp so sánh cặp là một việc nữa trong xác định các

trọng số cho các tiêu chí. Phương pháp này liên quan đến việc so sánh các tiêu chí và cho phép so sánh chỉ hai tiêu chí cùng một lúc.

Ma trận so sánh cặp đôi được xác định bằng cách gán trị số cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các tiêu chí. Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp tiêu chí với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dịng và n cột (n là số tiêu chí). Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng của tiêu chí hàng i so với tiêu chí cột j. Mức độ quan trọng tương đối của tiêu chí i so với j được tính theo tỷ lệ k, ngược lại của tiêu chí j so với i là 1/k. Như vậy aij >0, aij =1/aji, aji =1.

Muốn tổng hợp được ma trận so sánh cặp đôi trước hết cần xác định được thứ tự ưu tiên lần lượt của các tiêu chí. Thang điểm so sánh mức độ ưu tiên của các tiêu chí (Saaty, 1980). Dùng thang đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố từ 1- 9 như Bảng 3.5

Bảng 3.5 Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố

Mức độ Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng bằng nhau 2 thành phần có tính chất bằng nhau 3 Sự quan trọng yếu giữa một thành

phần đối với thành phần kia

Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về một thành phần hơn thành phần kia.

5 Cơ bản hay quan trọng nhiều giữa cái này và cái kia

Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về cái này hơn cái kia. 7 Sự quan trọng được biểu lộ mạnh

giữa cái này hơn cái kia

Một thành phần được ưu tiên rất nhiều hơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành

9 Sự quan trọng tuyệt đối giữa cái này hơn cái kia

Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể

2,4,6,8 Mức trung gian giữa các mức trên Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định

Sau đó, thiết lập ma trận so sánh cặp: So sánh X1 của cột bên trái với X1, X2, X3 và Xn của hàng trên cùng của ma trận.

Bảng 3.6 Ma trận so sánh cặp

Tiêu chí X1 X2 X3 Xn

X1 1 a12 a13 a1n

X2 a21 1 a23 a2n

X3 a31 a32 1 a3n

Xn an1 an2 an3 1

- Tính trọng số

Trọng số là xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí. Khi các tiêu chí khác nhau mà có cùng mức độ quan trọng, trọng số của từng nhân tố bằng 1.

59

Bunruamkaew, K. (2012), để tính trọng số các tiêu chí dùng phương pháp chuẩn hóa ma trận, phương pháp này là một q trình tính tốn gồm các bước sau:

- Tính tổng giá trị từng cột của ma trận so sánh cặp. Bảng 3.7 Tổng từng cột của ma trận so sánh cặp

Tiêu chí X1 X2 X3 Xn

X1 1 a12 a13 a1n

X2 a21 1 a23 a2n

X3 a31 a32 1 a3n

Xn an1 an2 an3 1

Tổng A1 A2 A3 An

- Chia từng thành phần trong ma trận so sánh cặp với tổng cột tương ứng. Kết quả được ma trận so sánh cặp chuẩn hóa.

- Tính trung bình tổng của từng hàng trong ma trận chuẩn hóa được bộ trọng số (Wi) tương ứng cho các tiêu chí.

Bảng 3.8 Chuẩn hóa ma trận và trọng số (Wi)

Tiêu chí X1 X2 X3 Xn Trọng số (W)

X1 1/A1 a12/A2 a13/A3 a1n/An W1

X2 a21/A1 1/A2 a23/A3 a2n/An W2

X3 a31/A1 a32/A2 1/A3 a3n/An W3

Xn an1/A1 an2/A2 an3/A3 1/An Wn

Tổng 1 1 1 1 1

- Xác định tỉ số nhất quán

Mục đích là để đảm bảo rằng các ưu tiên sắp xếp ban đầu đã được thống nhất. Phương pháp AHP đo sự nhất quán thông qua tỷ số nhất quán (CR). Nếu giá trị CR nhỏ hơn hoặc bằng 10%, nghĩa là có thể chấp nhận được và là bộ trọng số cần tìm, ngược lại nếu giá trị này lớn hơn 10%, cần phải thẩm định lại các bước thực hiện trước đó. Cơng thức tính tỉ số nhất quán Consistency Ratio (CR) (Samo Drobne and Anka Lisec, 2009) như sau:

CR = CI / RI

Trong đó: Consistency Ratio (CR): Tỉ số nhất quán Consistency Index (CI): Chỉ số nhất quán Random Index (RI): Chỉ số ngẫu nhiên

- Để có được chỉ số nhất quán (CI), chỉ số đo lường mức độ chệch hướng nhất quán, được xác định theo công thức:

CI = 1 max   n n  Trong đó: n là số tiêu chí

max là giá trị trung bình của vector nhất quán.

Lê Cảnh Định (2010) chỉ ra rằng: để tính max gồm các bước sau:

60

ban đầu với ma trận trọng số của các tiêu chí,

+ Bước 2: Xác định vector nhất quán bằng cách chia vector tổng trọng số cho trọng số của các tiêu chí đã được xác định trước đó,

+ Bước 3: Tính giá trị riêng lớn nhất (max) bằng cách lấy giá trị trung bình của vector nhất quán.

- Chỉ số ngẫu nhiên (RI): phụ thuộc vào số tiêu chí được so sánh Bảng 3.9 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9

RI 0.00 0.00 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45

(Nguồn: Saaty, 1980)

- Tính trọng số toàn cục để đánh giá toàn cục mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

Dựa vào kết quả phân tích AHP theo tỷ số nhất quán CR, tính tốn trọng số tồn cục của từng nhân tố để kết luận mức độ tác động của các yếu tố đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trọng số toàn cục được chọn để kết luận là trọng số có giá trị cao nhất. Việc xác định trọng số tồn cục được thực hiện theo cơng thức sau:

wtc = wc1 x wc2 Trong đó:

wtc: Trọng số toàn cục

wc1: Trọng số của yếu tố cấp 1 wc2: Trọng số của yếu tố cấp 2

Tóm lại, các bước thực hiện phân tích thứ bậc AHP – GDM được tóm tắt qua sơ đồ sau:

61

(Nguồn: Lu et al., 2007)

Hình 3.3 Sơ đồ AHP trong xác định trọng số các yếu tố

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để giải quyết được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu xây dựng mơ hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp hỗn hợp khám phá để nghiên cứu luận án. Trong đó việc thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu sơ bộ (phỏng vấn chuyên gia) và nghiên cứu chính thức để đưa ra các biến phù hợp (luận án đã xác định 27 biến, điều tra trên 328 mẫu) làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng về giá và định giá đất cũng như xây dựng mơ hình hồi quy. Các yếu tố được xác định và phân tích thơng qua phương pháp phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy đa biến để đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy.

Yes No Tính trọng số các yếu tố (AHP): [W] Ma trận so sánh tổng hợp: [Aij] CR ≤ 10% Thiết lập thứ bậc các yếu tố

62

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO ĐỊNH GIÁ ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)