Nội dung quản lý của người hiệu trưởng

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 77)

11 Có hiểu biết về tâm lý,

2.4.1 Nội dung quản lý của người hiệu trưởng

Hoạt động quản lý của người hiệu trưởng với hoạt động chủ nhiệm lớp được diễn ra với:

- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. - Quản lý các hoạt động của chủ nhiệm lớp.

Hoạt động quản lý là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chuyên môn hoá. Đó là các chức năng quản lý. Đối với bất kỳ đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thực hiện những chức năng quản lý chung. Do đó, chức năng quản lý là tất yếu khách quan của quản lý giáo dục hay quản lý bất kỳ đối tượng nào. Khi quản lý trường học hiệu trưởng phải thực hiện chức năng cơ bản đó. Hệ thống chức năng bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thông tin.

Trong thực tế: hiệu trưởng với hoạt động chủ nhiệm lớp.

Đối với việc quản lý con người: Hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Có năng lực chuyên môn vững vàng. - Có nhiệt tình công tác.

- Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tổ chức.

Xây dựng thành kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phải đạt được mục tiêu đặt ra.

- Ra quyết định.

- Thu thập thông tin phản hồi. - Kiểm tra điều chỉnh.

Đối với quản lý các hoạt động

Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm chỉ ra công việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lý lịch, hoàn cảnh gia đình học sinh, xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu.

- Triển khai cho giáo viên chủ nhiệm học tập về quyền, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Chủ nhiệm triển khai cho học sinh học tập nội quy nhà trường.

- Viết lý lịch học sinh vào sổ điểm, ghi kiểm diện, quản lý sổ ghi đầu bài.

- Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh.

Thông qua kế hoạch của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện của lớp mình.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiên các kế hoạch.

- Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua kiểm tra các hoạt động của chủ nhiệm lớp: như kiểm tra việc ghi sổ điểm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyết giáo dục học sinh cá biệt

- Triển khai việc thu học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diện học sinh được miễn giảm học phí, việc thực hiện chế độ, chính sách với học sinh diện ưu tiên.

- Giải quyết mối quan hệ giữa đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong một nhà trường phải phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tham gia

giáo dục học sinh. Phối hợp giữa cha mẹ học sinh, phối hợp đoàn trường, với các lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giải quyết các công việc bất thường xảy ra tại lớp.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu những quy định bắt buộc với học sinh.

- Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, xếp thứ, việc thực hiện nền nếp của các lớp từng tuần.

- Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường.

- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách

Nhờ vậy quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là việc làm liên tục, theo chu trình các chức năng, hết chu trình này đến chu trình khác tạo nên hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w