Những nguyên tắc quản lý trường học

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 43)

Những nguyên tắc quản lý là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận quản lý. Chúng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của người quản lý hay cơ quan

quản lý. Có những nguyên tắc chung cho việc quản lý trường học và những nguyên tắc chung của quản lý trường học.

a. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

Nguyên tắc này xuất phát từ chỗ nền giáo dục XHCN Việt Nam là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng XHCN Việt Nam do Đảng CSVN lãnh đạo. Đảng CSVN là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” (trích điều 4 Hiến pháp nước CHXHCNVN). Nguyên tắc “đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng CSVN” đòi hỏi mọi chủ thể quản lý giáo dục nắm vững, quán triệt các quan điểm của Đảng về giáo dục, nghiêm túc, kiên trì tổ chức thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, biến đường lối đó thành hiện thực, tổ chức và lãnh đạo tốt việc giáo dục thế giới quan Mác – Lênin và trình độ giác ngộ XHCN của giáo viên và nhân viên trong trường; phải ra sức xây dựng trường học thành một pháo đài của CNXH, nơi tích cực truyền bá tư tưởng và chính sách của Đảng, kịp thời đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong trường và ngoài xã hội; tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương nhằm góp phần nâng cao đời sống và sản xuất

Nguyên tắc này còn đòi hỏi người quản lý nhà trường tôn trọng sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng theo những quy định của điều lệ Đảng. Đồng thời nó đòi hỏi hiệu trưởng phải quan tâm đến việc xây dựng chi bộ Đảng và các đoàn thể quần chúng trong trường, phát huy ảnh hưởng chính trị của các tổ chức đó trong quần chúng giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh trong trường.

b. Tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN , là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý. “Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (trích điều 6 Hiến pháp nước CHXHCNVN).

Nguyên tắc này đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết:

- Kết hợp sự chỉ huy tập trung, thống nhất với sự tham gia của đông đảo quần chúng lao động vào công tác quản lý.

- Kết hợp sự chỉ đạo tập trung của trung ương, của cấp trên với sự phát huy sáng kiến và chủ động của các địa phương, của cấp dưới.

- Kết hợp chế độ thủ trưởng với chế độ lấy ý kiến của tập thể.

c. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ

Trường phổ thông được tổ chức thống nhất trong cả nước. Mọi trường đều thực hiện thống nhất một mục tiêu đào tạo, một nội dung và phương pháp đào tạo. Việc quản lý thống nhất theo ngành là tất yếu ở nhiều mặt quan trọng nhằm đảm bảo đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, xây dựng chế đọ chính sách trong ngành, ban hành chương trình, sách giáo khoa, quy định tiêu chuẩn thiết bị trường học…

Tuy nhiên, để cho mỗi trường học có thể tồn tại và hoạt động được ở địa phương thì nó không thể tách rời, mà trái lại phải có quan hệ khăng khít với tổ chức xã hội ở địa phương về tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh…

Mặt khác, nguyên lý giáo dục của Đảng buộc mỗi trường phải gắn chặt mọi hoạt động giáo dục của mình với đời sống và sản xuất ở địa phương để thực hiện mục tiêu đào tạo.

Ngày nay, để không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng của sự nghiệp giáo dục, cần kết hợp lực lượng của Nhà nước và nhân dân trong việc tạo ra những điều kiện học tập cho học sinh ở từng vùng, từng địa phương như xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị…

Ngoài ra, trong điều kiện phát triển chưa đồng đều giữa các vùng khác nhau của đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục nên nhiều vấn đề về giáo dục cũng phải được giải quyết sao cho phù hợp với đặc điểm từng địa phương.

Như vậy, mỗi trường học phải duy trì tốt hai mối liên hệ: liên hệ với ngành và liên hệ với địa phương; chịu sự lãnh đạo song song của ngành và địa phương, trong sự thống nhất với nhau.

Hoạt động dạy và học hằng ngày ở trên lớp, ở ngoài lớp, ngoài trường, việc đào tạo thế hệ trẻ nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường…đòi hỏi người hiệu trưởng phải dựa vào các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội XHCN trong thời kỳ quá độ, các quy luật giáo dục học, các quy luật phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ, những tri thức về khoa học quản lý…để nhận thức khách quan về thực trạng của nhà trường và tổ chức một cách khoa học lao động của giáo viên, học sinh, của những người quản lý trường học nhằm đạt được những mục tiêu quản lý với hiệu suất cao.

Tóm lại, các nguyên tắc nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Người quản lý trường học phải vận dụng các nguyên tắc đó trong quá trình công tác của mình. Thực hiện những nguyên tắc này cũng chính là thực hiện nguyên tắc cơ bản, bao trùm “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w