5 Tăng cường quản lý về các hoạt
2.4.4 Những thuận lợi, khó khăn của người hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp
quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp
- Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
- Đảng ta coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sư phát triển.
- Toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải học hành.
- Các nhà trường đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, giúp cho nâng cao chất lượng giáo dục.
- Được sự quan tâm của nhà nước về chiến lược phát triển con người, chúng tôi thấy hiện nay về trí tuệ, về sức khoẻ học sinh phát triển tốt, đại đa số học sinh là chăm ngoan.
- Công tác xã hội hoá giáo dục đạt tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trường.
- Học sinh học trong các trường THPT hiện nay đại đa số cùng một lứa tuổi, có chênh lệch nhau không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.
- Hiện nay đại đa số giáo viên gắn bó với trường, với lớp.
- Đặc biệt đời sống của giáo viên được cải thiện mọi người yên tâm công tác. - Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, nhân dân dễ dàng tiếp xúc với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật, trong giáo dục.
- Điện thoại phát triển thuận lợi trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên chủ nhiệm với hiệu trưởng.
Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn:
- Do nhu cầu học tập, số học sinh tăng nhanh, hiện nay các trường THPT ở tỉnh Bắc Ninh có 30 trường, nhiều trường trên 2000 học sinh, trường ít học sinh nhất trên 1000 học sinh, do đó trong quản lý gặp nhiều khó khăn, sĩ số các lớp đông, bình quân từ 50 học sinh trở lên/lớp.
- Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh, chít chát trên mạng làm 1 số học sinh sao nhãng trong học tập, số học sinh cá biệt trong các trường THPT tăng hơn trước.
- Một số ít gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số ít học sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn xã hội.
- Điều đó làm cho giáo viên chủ nhiệm mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt. Có những lớp như lớp 11A12 trường Hàn Thuyên có tới 8 học sinh có bố mẹ ly dị, có học sinh bố bị nghiện hút chết, bị HIV/AIDS chết, do đó gây ra cho học sinh tâm lý chán nản, nếu giáo dục không khéo những học sinh đó dễ bị rơi vào các tệ nạn xã hội.
- Học sinh THPT hiện nay lứa tuổi từ 15-18 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.
- Học sinh THPT ở địa bàn rộng, tản mạn, kinh tế của các gia đình học sinh không đồng đều, dễ bị phân biệt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, lãnh đạo lớp thành tập thể đoàn kết thương yêu nhau.
Chương 3