Mạng lưới, quy mô trường lớp, mạng lưới trường lớp

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH

2.2.1. Mạng lưới, quy mô trường lớp, mạng lưới trường lớp

So với năm 2001 số trường, lớp thuộc các ngành học, bậc học đều tăng, được quy hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp với tình hình địa lý của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học tập. Đáng chú ý là sự ra đời

của 125 trung tâm học tập cộng đồng ở 125 xã, phường, thị trấn trong tỉnh góp phần tích cực trong việc xây dựng một xã hội học tập.

Các số liệu phản ánh quy mô phát triển giáodục đáo tạo Bắc Ninh được phản ánh trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục - đào tạo Bắc Ninh từ 2001-2004 Ngành học, bậc học Năm 2001 Năm 2004 Tăng, giảm năm 2004

so với năm 2001 I – Mầm non + Số trường 132 136 +4 + Học sinh 48.499 52.314 +3.815 - Nhà trẻ 13.218 15.180 +1.962 Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 38 47,9 +9,9 - Mẫu giáo 35.281 37.134 +1.853 Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 77,2 89,3 II – Tiểu học + Số trường 147 150 +3 + Số lớp 3.377 2.930 -447 + Số học sinh 112.509 88.389 -24.120 Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 93,6 99,9 +6,3 III – THCS + Số trường 129 132 +3 + Số lớp 1.952 2.130 +178 + Số học sinh 82.395 88.277 +5.882 Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 78,1 90,6 +12,5 IV - THPT + Số trường 28 30 +2 + Số lớp 761 958 +197 + Số học sinh 38.517 47.554 +9.027 Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 62,0 72,0 +10 V – GDTX, KTTH-HN + Số TTGDTCX 8 9 +1 + Số BTTHPT 1.700 1.680 -20

+ HN-DN 44.775 41.500 -3.275 + Chuyên đề 3.950 5.000 +1.050 + Đại học tại chức, từ xa 1.450 2.346 +896 VI – GDCN + Đại học tại chức 182 164 -18 + Cao đẳng 1.204 1.147 -57 + THCN 882 705 -177

Quy mô giáo dục – đào tạo tăng nhanh, tỷ lệ huy động số trẻ đến trường lớp ở tất cả các ngành học, bậc học đạt tỷ lệ cao so với năm 2001, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm, duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2002 xếp thứ 11/64 tỉnh thành.

2.2.2.Về chất lượng giáo dục - đào tạo

Chất lượng giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm chỉ đạo sát sao, đảm bảo được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngành đã tập trung nhiều công sức, trí tuệ, nguồn nhân lực nâng cao chất lượng toàn diện đại trà, đồng thời quan tâm tới chất lượng học sinh giỏi tạo sự chuyển biến mới trong từng ngành học, bậc học, cụ thể là:

a. Mầm non

Đã chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác giáo dục, 100% trường, lớp thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, phù hợp với từng độ tuổi và hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương. Chất lượng nuôi dạy trẻ được nâng lên đáng kể, thông qua các chương trình làm quen với toán, với chữ cái, các cuộc thi bé khoẻ, bé ngoan và các hoạt động học mà chơi, chơi mà học, đã hình thành ở trẻ những thói quen sinh hoạt nề nếp, những hành vi ứng xử tốt.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ khoa học cho các bà mẹ, các bậc phụ huynh dưới nhiều hình thức, mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhóm nhà trẻ còn 12%, giảm 3,4% so với năm 2001; mẫu giáo còn 12,6%, giảm 4,1% so với năm 2001.

Tích cực triển khai chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất.

Công tác giáo dục đạo đức pháp luật, giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề, giáo dục thể chất, giáo dục an ninh quốc phòng, giáo dục an toàn giao thông.v.v. được quan tâm chỉ đạo, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh.

Chỉ đạo thực hiện chương trình thay sách đại trà cho lớp 1, 2, 3 lớp 6, 7, 8 trong tỉnh và thí điểm thay sách bậc trung học cơ sở và lớp 10 trung học phổ thông ở huyện Thuận Thành đúng nội dung, phương pháp quy định của Bộ GD- ĐT, chất lượng các lớp thay sách được nâng cao, có chuyển biến rõ rệt qua từng năm học. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt, khá; văn hoá giỏi, khá đều tăng. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT đều đạt trên 95%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng có từ 35 – 40%.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi được chỉ đạo tích cực, được tập trung nhiều nguồn lực đã mang lại hiệu quả cao, hàng năm đều có số lượng và chất lượng giải đạt năm sau cao hơn năm trước, đã có học sinh đạt giải quốc tế. Các cuộc thi về văn hoá, văn nghệ, thể thao do Bộ GD & ĐT tổ chức Giáo dục - Đào tạo Bắc Ninh đều đạt thứ hạng cao.

c. Giáo dục không chính quy

Thực hiện tốt chương trình xoá mù chữ, duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, triển khai thực hiện mở nhiều lớp bổ túc THCS đóng góp tích cực cho mục tiêu hoàn thành phổ cập THCS của tỉnh, tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phổ cập trung học.

Chất lượng các lớp bổ túc tiểu học, THCS, THPT hàng năm có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp từ 98,5 – 99,7%. Công tác giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề cho học sinh phổ thông và đào tạo nghề ngắn hạn, giới thiệu chuyên đề cho người lao động về kiến thức khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tham mưu đề xuất với tỉnh thành lập được 125 trung tâm học tập cộng đồng trên 125 xã, phường, thị trấn các trung tâm đã tổ chức được nhiều chuyên đề giới thiệu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng chục nghìn lượt người lao động có tác dụng tích cực cho việc phát triển kinh tế ở các gia đình và các địa phương.

Tổ chức liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp mở các lớp trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học tại chức tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề và khoa học kỹ thuật cao, phục vụ cho việc phát triển công nghiệp địa phương.

d. Giáo dục chuyên nghiệp

Các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong những năm qua đã tuyển sinh và đào tạo được nhiều nguồn nhân lực cho tỉnh, chất lượng cán bộ và công nhân ra trường đều đạt trình độ, tay nghề cao, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tăng được xã hội thừa nhận.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w