0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Hệ thống mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng trường THPT

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH (Trang 39 -40 )

THPT

Quản lý là một quá trình hướng đích, quá trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.

Hệ thống mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng trường THPT bao gồm: - Thực hiện kế hoạch thu nhận học sinh vào học theo chỉ tiêu mà nhà trường đã được giao hằng năm; từng bước tiến tới thực hiện việc phổ cập giáo dục THPT.

- Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo kế hoạch và chương trình mà nhà nước đã quy định.

- Ra sức xây dựng một đội ngũ giáo viên cho nhà trường đủ về cơ cấu và số lượng, có trình độ về tư tưởng, chính trị, chuyên môn không ngừng được nâng cao, có phẩm chất đạo đức tốt, thống nhất và có trách nhiệm cao trong công tác đào tạo.

- Xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng trong trường (công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) vững mạnh nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, và vai trò nòng cốt của công đoàn, chi đoàn trong công tác tổ chức và giáo dục quần chúng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác của nhà trường.

- Xây dựng, bảo quản và phát huy hiệu lực sử dụng cơ sở vật chất–kỹ thuật trường học bao gồm tất cả trường sở, thiết bị dạy học, bảo đảm giữ đúng

các chuẩn mực vệ sinh lao động dạy và học; từng bước xây dựng nhà trường thành một khung cảnh có tính sư phạm và thẩm mỹ tốt.

- Làm tốt công tác văn thư, tư liệu, kế toán, tài chính trong nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ của Nhà nước; tổ chức tốt thông tin 2 chiều trong trường.

- Thường xuyên cải tiến tổ chức và quản lý trường học nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất công tác; đảm bảo các nguyên tắc quản lý trường học. Chăm lo tổng kết công tác giáo dục, giảng dạy, học tập và quản lý trong trường học để không ngừng hoàn thiện các mặt hoạt động của nhà trường.

- Đảm bảo được sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đối với mọi hoạt động của nhà trường, giữ vững mối liên hệ mật thiết với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương và lôi cuốn các tổ chức đó vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ; xây dựng quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh; làm tốt công tác tuyên truyền sư phạm ở địa phương trường đóng để có môi trường giáo dục thống nhất và thực hiện khẩu hiệu: giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

- Tiết kiệm tiền, vật tư, giữ gìn tài sản thiết bị nhà trường, tiết kiệm thời gian và không ngừng nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động, phấn đấu để thực hiện sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội một cách thích hợp với những đặc điểm của trường và địa phương.

Mục tiêu quản lý của hiệu trưởng còn phụ thuộc vào thời gian. Có mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Các mục tiêu gắn bó với nhau, có quan hệ và tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất. Mục tiêu ngắn hạn của trường học thường được xác định trong một năm học, mục tiêu trung hạn được xác định trong 5 năm và mục tiêu dài hạn ứng với một kế hoạch xây dựng nhà trường trong 10 – 15 năm hoặc dài hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH (Trang 39 -40 )

×