Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên khác

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)

các giáo viên khác

Giáo viên chủ nhiệm cùng với các giáo viên giảng dạy trong lớp họp thành một tập thể sư phạm, có tác dụng chủ đạo trong quá trình giáo dục học sinh. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, hiệu quả giáo dục trong lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động cũng như phẩm chất của bản thân tập thể sư phạm này. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là hạt nhân tập hợp chung quanh mình tất cả các giáo viên khác và cùng với họ thực hiện những tác động sư phạm một cách đồng bộ tới học sinh và tập thể của các em.

Trước hết, giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên khác thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh. Sự thống nhất yêu cầu có tác dụng định hướng chung cho các tác động sư phạm của giáo viên; tạo ra sức mạnh giáo dục tổng hợp nhằm đạt được mục đích giáo dục. Nếu không có sự thống nhất này thì các giáo viên sẽ hoạt động rời rạc, tuỳ tiện, thậm chí có thể vô hiệu hoá tác động sư phạm của nhau.

Trên cơ sở thống nhất yêu cầu giáo dục, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác cần phối hợp các hoạt động với nhau. Cụ thể là, giáo viên chủ nhiệm theo dõi các sổ sách của lớp; thăm dò nguyện vong và phát hiện những khó khăn trong học tập của học sinh...để phân tích, đánh giá tình hình học tập, trao đổi ý kiến với các giáo viên và kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của toàn lớp cũng như của từng cá nhân học sinh.

Các giáo viên phụ trách các môn học, căn cứ vào những thông tin ngược do bản thân thu nhận được, nhất là do giáo viên chủ nhiệm cung cấp, sẽ không

ngừng cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; trong đó, chú ý kết hợp tốt giữa hoạt động nội khoá và hoạt động ngoại khoá, giữa việc giúp đỡ học sinh kém với việc giúp đỡ học sinh học giỏi, giữa việc giảng dạy và việc giáo dục...Vì thế, ngoài các hoạt động liên quan trực tiếp đến dạy và học, - với sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm, - các giáo viên khác cần tích cực tham gia các hoạt động lao động, các cuộc họp lớp cũng như các cuộc họp khác do lớp tổ chức (nếu thấy cần thiết).

Ngoài ra, khi đánh giá kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh, giáo viên chủ nhiệm không thể không lấy ý kiến của các giáo viên dạy các môn học cho lớp mình. Những ý kiến này không những có liên quan đến việc đánh giá kết quả tu dưỡng đạo đức cách mạng của học sinh.

Kinh nghiệm cho thấy, tập thể sư phạm trong phạm vi một lớp mà giáo viên chủ nhiệm lớp là hạt nhân, nếu đạt được sự thống nhất ý chí, thống nhât hành động, thống nhất nhận định và đánh giá, luôn luôn gương mẫu, đưa ra yêu cầu cao và đồng thời tôn trọng, yêu mến học sinh, phát huy tinh thần tự lực, ý thức làm chủ của chúng thì chắc chắn sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w