THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH
2.1.2 Khả năng khai thác các tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tê xã hội của Bắc Ninh đến
nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tê - xã hội của Bắc Ninh đến 2020
- Về khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
- Về địa hình - địa chất: Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 – 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến từ 300 – 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bổ chủ yếu ở hai
huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyên Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dầy trầm tích đế tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó có một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch.
- Về đặc điểm thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 – 1,2km/km có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
- Tài nguyên rừng: tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 600 ha, phân bố tập trung ơ Quế Võ và Tiên Du.
- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét là gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu – Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh – Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 – 200.000 tấn.
- Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 807,57 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,38%, đất lâm nghiệp chiếm 0,74%, đất chuyên dụng và đất ở chiếm 25,06%, đất chưa sử dụng còn 9,7%. Nhìn chung, tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn.
- Tài nguyên nhân văn du lịch
Bắc Ninh có tiềm năng văn hoá phong phú, đậm đà băn sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc với
những làn điệu Quan Họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian.v.v., cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề và du lịch làng Việt cổ.
Các di tích lịch sử văn hoá: Bắc Ninh có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá, mật độ phân bố các di tích chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội. Tính đến 31/12/2001, toàn tỉnh có 233 di tích lịch sử, văn hoá được cấp bằng công nhận di tích cấp Quốc gia và cấp địa phương. Các địa phương tập trung nhiều di tích lịch sử xếp hạng quốc gia là Từ Sơn, Yên Phong và thị xã Bắc Ninh, Tiên Du.
Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, Văn Miếu.v.v.
Lễ hội truyền thống: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội Đền Đô, hội Đền Bà Chúa Kho.v.v.
Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đắc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống về văn hoá, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian.
Tài nguyên du lịch nhân văn Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là Đình, Chùa và dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Ca múa nhạc: Dân ca Quan họ là một đặc trưng nổi bật và đặc sắc của Bắc Ninh, sự nổi tiếng của dân ca Quan họ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Các làng nghề Bắc Ninh: Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ, Bắc Ninh xưa nay vốn là vùng có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề tre trúc Xuân Lai…Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.
Tài nguyên du lịch sinh thái: Địa hình Bắc Ninh có xen lẫn đồi núi sót với độ cao từ 20 – 120m so với mặt nước biển, đồi núi sót lại thường gần các con sông và các thung lũng có thể tạo thành hồ nước rộng hàng chục ha với những di tích lịch sử, văn hoá như đền, chùa, miếu mạo tạo nên khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đó là điều kiện rất thuận lợi để tạo ra môi trường sinh thái quan trọng cho các điểm du lịch.
Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông xanh bát ngát lúa, nương dâu là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.