Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánhgiá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 110)

chủ nhiệm lớp trong trường THPT

100/100(100%) (100%) 0 (0%) 0 (0%) 2

Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp, năng lực hiểu biết tâm lý học sinh THPT của giáo viên chủ

nhiệm trong các trường THPT

100/100(100%) (100%) 0 (0%) 0 (0%) 3 Thực hiện quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp theo hướng tiếp

cận khoa học 81/100 (81%) 18 (18%) 1 (1%) 4 Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên làm công tác chủ

nhiệm lớp trong trường THPT

108/100(108%) (108%) 0 (0%) 0 (0%) 5 Xây dựng hoạt động thông tin trong quản lý hoạt động chủ

nhiệm lớp trong trường THPT

91/100(91%) (91%) 9 (9%) 0 (0%) 6

Hiệu trưởng nắm vững nội dung và phương pháp mang tính đặc thù của hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên THPT, của địa phương có hình thức động viên khen thưởng kịp thời vời giáo

viên làm tốt chủ nhiệm lớp 100/100 (100%) 0 (0%) 0 (0%)

7 Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT nhiệm lớp trong trường THPT

97/100(97%) (97%) 0 (0%) 1 (1%) Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi thấy rằng, các biện pháp đề xuất được mọi người đánh giá là cần thiết là biện pháp 1, biện pháp 2, biện pháp 6.

Các biện pháp còn lại có ý kiến còn phân vân, biện pháp 3 và biện pháp 7 còn 1 ý kiến cho rằng ít cần thiết. Qua trao đổi, phỏng vấn và qua phiếu điều tra chúng tôi được biết, các ý kiến này chủ yếu của các đồng chí giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu sâu sắc về lý luận khoa học quản lý hoặc chưa tin tưởng thực sự vào con đường cải tiến đổi mới trong cách nghĩ cách làm của đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường THPT.

Từ vấn đề khảo nghiệm trên, một lần nữa khẳng định, người hiệu trưởng muốn làm tốt công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động công tác chủ nhiệm tốt thì phải xây dựng được các biện pháp quản lý có tính khả thi cao, còn trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó phải không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải thuyết phục được người thừa hành, người thực hiện ở chính phương châm và phong cách làm việc "suy nghĩ không cũ trên các vấn đề không mới" của lãnh đạo nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động công tác chủ nhiệm lớp góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, người hiệu trưởng phải đầu tư công sức, thời gian để quản lý tốt hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT, góp phần tích cực thực hiện thành công mục tiêu giáo dục.

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp có tính khả thi giúp người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh.

a. Về lý luận: luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, nhiệm vụ, quyền của giáo viên chủ nhiệm lớp, trách nhiệm, công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT.

b. Về thực trạng: Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh.

Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lý của hiệu trưởng trên các nội dung quản lý: như quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, các biện pháp đã thực hiện chỉ đạo đạt ở mức độ nào? (thông qua bảng hỏi). Những công việc mà giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện đạt ở mức độ nào. Tiêu chí để đánh giá một giáo viên chủ nhiệm lớp. Vị trí vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường. Qua điều tra cho thấy việc quản lý của hiệu trưởng hoạt động chủ nhiệm lớp, của giáo viên chủ yếu do kinh nghiệm cá nhân, học hỏi lẫn nhau, những tài liệu dùng cho học hỏi còn ít.

d. Đề xuất các biện pháp

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 7 biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT, đó là:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT.

- Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm trong các trường THPT.

- Thực hiện quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp theo hướng tiếp cận khoa học.

- Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường THPT.

- Xây dựng hoạt động thông tin trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT.

- Hiệu trưởng nắm vững nội dung và phương pháp mang tính đặc thù của hoạt động chủ nhiệm lớp, có hình thức động viên khen thưởng kịp thời vời giáo viên làm tốt.

- Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp trong trường THPT.

Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác định tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

2. Kiến nghị

Để giúp hiệu trưởng các trường THPT ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đề xuất, tôi xin trình bày một số kiến nghị sau.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w