THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH
2.3.1 Thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT
về hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tỷ lệ học sinh học bậc THPT cao, 95% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học bậc THPT: Quốc lập, bán công, dân lập.
Năm học: 2004 - 2005
Học sinh quốc lập: 707 lớp với 34126 học sinh. Học sinh bán công: 60 lớp với 2859 học sinh. Học sinh dân lập: 957 lớp với 9704 học sinh.
Tổng: 957 lớp với 46689 học sinh.
Như vậy năm học 2004 - 2005 có 957 giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm lớp chiếm gần 50% số giáo viên trong tỉnh.
Để đánh giá thực trạng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp , trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT ở Bắc Ninh.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 7 cán bộ quản lý và 98 giáo viên của 4 trường THPT: Lý Thái Tổ, Hàn Thuyên, Quế Võ 1, Thuận Thành 1.
Câu hỏi đặt ra là: “Theo đồng chí có cần mỗi lớp trong một trường THPT có một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, hay cả khối chỉ cần một giáo viên quản lý phụ trách cả khối? ”
Các kết quả được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
Đối tượng khảo sát Số ý kiến tán thành mối khối có 1 GVCN lớp Số ý kiến tán thành mối lớp có 1 GVCN lớp Số lượng % Số lượng % CBQL 0 0 7 100 Giáo viên 8 8,16 90 91,84 Tổng 8 7,61 97 92,39
Qua số liệu trên, chúng ta thấy chỉ có 7,61% số giáo viên và không có cán bộ quản lí nào được khảo sát cho rằng mỗi khối cần có một giáo viên chủ nhiệm lớp, trong khi đó có tới 92,39% số người được hỏi cho rằng mỗi lớp cần có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều đó thể hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, thực hiện các nhiệm vụ năm học. Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức thái độ học tập của học sinh, trong việc thực hiện nền nếp trong nhà trường, có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách, tạo hành trang để
bước vào đời, xây dựng ước mơ, định hướng nghề nghiệp, là cầu nối giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.