Trường trung học phổ thông đối tượng của công tác quản lý của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

trưởng

Trường là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người mới của xã hội. Tất nhiên, con người từ khi sinh ra và lớn lên, được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, từ trong gia đình cho đến tất cả các cơ sở văn hoá, giáo dục, kinh tế, các tổ chức quần chúng, các khu phố, thôn xóm…Song, trường học được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định, với một nội dung giáo dục được chọn lọc và sắp xếp hệ thống, với những phương pháp giáo dục có cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những nhà sư phạm đã được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và trau dồi về mặt phẩm chất đạo đức, với những phương tiện và điều kiện giáo dục ngày một hoàn thiện, với một quá trình đào tạo được tổ chức liên tục trong một khoảng thời gian dài khoảng 10 – 15 năm, có vị trí và tác dụng quan trọng hơn cả.

Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy và học. Đó là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà giáo dục. Đồng thời, có hoạt động tích cực, tự giác của người học trong tất cả các loại hình hoạt động học tập.

Hoạt động dạy và hoạt động học diễn ra trong môi trường xã hội nhất định, có chịu ảnh hưởng của môi trường đó. Nhà trường phải tận dụng những nhân tố tiến bộ trong xã hội để giáo dục học sinh, đồng thời phải góp phần thúc đẩy các quá trình xã hội phát triển theo những mục tiêu kinh tế xã hội đã xác định, đấu tranh nhằm hạn chế và loại trừ những biểu hiện, những xu hướng lạc hậu, tiêu cực. Trong điều kiện trình độ văn hoá, khoa học – kỹ thuật của xã hội ta, nói chung, còn chưa cao, trường THPT phải ra sức phát huy chức năng của một trung tâm phổ biến văn hoá và khoa học – kỹ thuật ở địa phương trường đóng. Đồng thời, thầy và trò phải ra sức tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân địa phương.

Muốn tổ chức và lãnh đạo được mọi hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng cần phải nắm vững các tính chất của nhà trường phổ thông. Nhà trường

phổ thông Việt Nam XHCN có các tính chất: phổ thông, thống nhất, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề.

Tính chất phổ thông chứa đựng hai ý: một là, giáo dục kiến thức phổ thông làm cơ sở cho học sinh tiếp tục học thêm nữa; hai là, đem kiến thức lại cho mọi người, trước hết là thế hệ trẻ, sau nữa mới là cho mọi người lao động, mọi người dân. Đây là tính chất đặc trưng của nhà trường phổ thông. Tri thức phổ thông là một phạm trù lịch sử: mỗi giai đoạn lịch sử có một trình độ giáo dục phổ thông nhất định. Ngày nay, giáo dục học XHCN hiểu giáo dục phổ thông là giáo dục toàn diện về văn hoá-khoa học–kỹ thuật, về tư tưởng–chính trị- đạo đức, về lao động–kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, về thể chất–quốc phòng, về thẩm mỹ, kinh tế…Học vấn phổ thông phải là học vấn cơ bản, hiện đai, Việt Nam, thiết thực.

Tính thống nhất bao hàm ý nghĩa: chỉ có trường phổ thông là do Nhà nước ta mở ra và quản lý, chứ không có trường phổ thông tư thục hay trường phổ thông do các tổ chức tôn giáo, từ thiện…mở ra và quản lý. Các trường phổ thông đều thực hiện cùng một chương trình, kế hoạch đào tạo, sách giáo khoa do Nhà nước ban hành, không ai được quyền thay đổi chương trình sách giao khoa nếu không được phép của Bộ Giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập và tổ chức thi, tuyển ở các cấp học…đều theo các tiêu chuẩn quy chế do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành. Tính chất này còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc trường phổ thông truyền bá hệ tư tưởng Mác – Lênin và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng CSVN, với tư cách là hệ tư tưởng chính thống của nhân dân ta, chế độ ta. Tính chất thống nhất còn là điều kiện cơ bản để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc anh em, giữa các địa phương đối với quyền lợi học tập. Trong thực tiễn, cần lưu ý rằng thống nhất không có nghĩa là đồng nhất. Phải tính đến sự phát triển không đồng đều về giáo dục giữa các vùng khác nhau trong nước ta do lịch sử để lại mà có những chủ trương biện pháp cho sát hợp. Tính thống nhất cũng không mâu thuẫn với từng địa phương. Trái lại, cần biết kết hợp hai tính chất đó đặc biệt là trong thời kỳ xã hội chưa đạt tới

trình độ phát triển cao và đồng đều về mọi mặt. Tính địa phương cần được quán triệt cả trong mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục, kể cả đầu tư giáo dục theo chủ trương: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tính chất lao động của nhà trường phổ thông khẳng định sự kết hợp giáo dục với lao động sản xuất. Sự kết hợp này phải được thực hiện trong mọi hoạt động giáo dục, trong tất cả các môn học, trong tất cả các mặt giáo dục nhằm hình thành ở học sinh một nhân cách người lao động xã hội chủ nghĩa. Tính chất lao động thể hiện trực tiếp, cụ thể thông qua các môn học có hệ thống bao gồm từ lao động tự phục vụ, đến lao động thủ công, lao động kỹ thuật, lao động sản xuất, lao động công ích. Thực hiện tính chất lao động, nhà trường nhằm đem lại cho học sinh một trình độ học vấn phổ thông và một số kỹ năng, kỹ xảo lao động nhất định, hình thành ở học sinh tâm thế sẵn sàng lao động xây dựng đất nước, sẵn sàng lao động trong nhà máy, công trường… Cần nhận rõ rằng đây là chỉ số quan trọng nhất của chất lượng đào tạo của mỗi trường học cũng như của toàn ngành giáo dục.

Tính chất kỹ thuật tổng hợp được xem như một nguyên tắc chung của nền giáo dục phổ thông XHCN. Điều đó có nghĩa là mọi điều dạy cho học sinh phải hướng vào sản xuất theo yêu cầu phát triển sản xuất của đất nước và của địa phương, theo kịp và đón trước sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật. Tính chất kỹ thuật tổng hợp được quán triệt trong chương trình các môn học nhằm “giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập cho học sinh quen sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất”. Lênin nói: :giáo dục bách khoa là dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu cho tất cả trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi”.

Tính chất hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường phổ thông của chúng ta bắt đầu quan tâm thực hiện một công tác mới mẻ và hết sức cần thiết là: hướng dẫn học sinh chọn được một nghề phù hợp nhất với năng lực và sở thích của mỗi em và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đất nước ngay từ khi còn đang học tập ở trường. ý nghĩa quan trọng của công tác này là ở chỗ nó góp phần hoàn thiện

việc đào tạo người lao động của nhà trường, vì rằng người lao động chọn được nghề đúng với sở thích của mình thì có điều kiện để đạt được năng suất cao trong lao động, cống hiến được nhiều cho xã hội và có hạnh phúc trong cuộc sống riêng. Khi ấy, con người sẽ khẳng định được mình trong cuộc sống xã hội. Công tác hướng nghiệp được thực hiện ở trường phổ thông qua tất cả các hoạt động giáo dục, các môn học, ở tất cả các lớp của trường THPT. Những tri thức và kỹ năng về khoa học, kỹ thuật, lao động, quan hệ…trau dồi được ở nhà trường, suy cho cùng, cũng là để phục vụ việc đào tạo người lao động mới cho xã hội XHCN. Nội dung cơ bản nhất của công tác này như nghị quyết 126/HĐBT đã chỉ rõ, là làm sao cho học sinh sau khi ra trường có tâm thế sẵn sàng lao động, hoạt động của bản thân phải được thực hiện bằng một nghề, có được lý tưởng nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Tính chất dạy nghề được thực hiện trong sự gắn bó mật thiết với tính chất hướng nghiệp. Xu thế phát triển nhà trường phổ thông ngày nay trên thế giới là trường trung học phổ thông thực hiện luôn cả chức năng dạy nghề. ở nhiều nước đã sát nhập trường trung học phổ thông với trường dạy nghề, thậm chí với cả trường trung cấp kỹ thuật. Xu thế này đã đổi mới quan niệm về giáo dục phổ thông trong thời đại mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão ngày nay. ‘Phạm trù học vấn phổ thông “chay” (cơ bản, chung chung, đại cương…) dần dần được thay thế bằng phạm trù học vấn phổ thông bao gồm tri thức khoa học đã kỹ thuật tổng hợp hoá, có định hướng vào nghề nghiệp và có kỹ năng lao động nghề nghiệp cụ thể”. Việc đào tạo người lao động mà trường THPT có nhiệm vụ thực hiện cần nhanh chóng tiến tới huấn luyện được cho học sinh một nghề cụ thể trước khi ra trường. Các nghề dạy ở trường THPT phải được Bộ giáo dục và Tổng cục dạy nghề quy định. Đây là một việc hết sức mới mẻ và khó khăn, phải có kế hoạch thực hiện từng bước vững chắc, thiết thực ở mỗi trường THPT, ở mỗi địa phương và trong cả nước.

Các tính chất của nhà trường xác định phạm vi và mức độ của các hoạt động giáo dục. Nó định hướng và đồng thời cũng giúp xác định phạm vi và mức độ của hoạt động quản lý trường học của hiệu trưởng, đặc biệt là trong công tác kế hoạch hoá trong việc chỉ đạo các hoạt động và trong công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w