Tồn tại, thiếu sót

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 60)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH

2.2.5.Tồn tại, thiếu sót

a. Một số loại hình trường phục vụ cho việc phân luồng học sinh và thực hiện chương trình mục tiêu phổ cập giáo dục trung học còn thiếu chưa được thành lập, chưa được đầu tư xây dựng như: Hệ thống trường dạy nghề ít, quy mô nhỏ cả tỉnh mới có một trường công nhân kỹ thuật; một trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề, đào tạo nghề cho học sinh, cho người lao động, chưa đảm bảo mục tiêu tạo nguồn lực cho tỉnh.

b. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các loại hình đào tạo (công lập và dân lập), giữa các địa bàn (khu trung tâm và các khu lẻ). Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật vẫn còn.

c. Việc chỉ đạo triển khai tin học vào trường phổ thông, công tác xây dựng trường chuẩn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các điều kiện về đội ngũ, kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị.

d. Quy mô phát triển khối trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng nhanh dẫn đến khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, từ đó gặp không ít trở ngại khó khăn trong quản lý chỉ đạo, dẫn đến kết quả đạt được còn hạn chế.

e. Trình độ giáo viên chưa đồng đều, bố trí sắp xếp chưa đồng bộ (môn thừa, môn thiếu). Đội ngũ cán bộ thư viện ở các trường thiếu nhiều chưa được bố trí (do không có chỉ tiêu biên chế), hiện nay đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công việc này chủ yếu là kiêm nhiệm, không có chuyên môn nghiệp vụ, nên chất lượng hiệu quả công việc đạt được chưa cao. Số giáo viên Mầm non trong biên chế ít, chưa đủ để bố trí làm cán bộ quản lý, một bộ phận giáo viên Mầm non dân lập khu vực nông thôn thu nhập thấp chưa hướng nhiều đến hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

f. Ngân sách đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo có tăng nhưng tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp chiếm tỷ lệ cao (trên 85%), kinh phí đầu tư cho

dạy và học ít mới chỉ đạt ở mức tối thiểu. Việc huy động vốn đầu tư cho xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học ở một số địa phương còn hạn chế, còn trông chờ vào vốn hỗ trợ của nhà Nước.

Nguyên nhân của những thiếu sót:

- Nhận thức về Giáo dục - Đào tạo của một số cán bộ và nhân dân ở một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên chưa tạo được nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục phát triển. Một số địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học chưa có sự đầu tư tập trung, dứt điểm, còn dàn trải.

- Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch chưa tạo dựng được những điển hình nổi trội và những mục tiêu, nhiệm vụ có tính đột phá trong Giáo dục - Đào tạo.

- Việc liên kết, phối hợp giữa giáo dục với các lực lượng xã hội, giữa nhà trường, gia đình chưa được quan tâm đúng mức.

- Hệ thống văn bản pháp lý quy định về việc phân cấp quản lý giáo dục chưa đầy đủ, rõ ràng còn chồng chéo trong quản lý chỉ đạo, trong chủ trì và phối hợp.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 60)